Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng
Nhiều DN Việt Nam đã khá quen thuộc với ISO 9000 và áp dụng tiêu chuẩn này khá thành công

Trong những năm qua, các hệ thống quản lý cũng như mô hình, công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở Việt Nam đã không ngừng được cải tiến phát triển. Hữu ích hơn nhờ áp dụng các mô hình, hệ thống công cụ cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã có niềm tin vượt qua khó khăn và ngày càng khẳng định vị thế, uy tín và thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường.



Các hệ thống quản lý (HTQL), mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng được chia thành 4  nhóm sau:

(1) Nhóm các HTQL theo tiêu chuẩn quốc tế, nhóm các công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL);

(2) Nhóm các hệ thống quản lý tích hợp các tiêu chuẩn;

(3) Công cụ cải tiến NSCL;

(4) Các mô hình hoạt động xuất sắc, phát triển bền vững.

Cụ thể như sau:

Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

Các HTQL theo tiêu chuẩn quốc tế, do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành bao gồm: HTQL chất lượng ISO 9001 cho các ngành sản xuất và dịch vụ; HTQL chất lượng chuyên ngành công nghiệp dầu khí ISO 29001, sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ ISO/TS 16949, viễn thông TL 9000, thiết bị y tế ISO 13485; HTQL chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP; hệ thống trách nhiệm xã hội ISO 26000/SA 8000; HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001; HTQL rủi ro ISO 31000; HTQL môi trường ISO 14001; HTQL an toàn thông tin ISO 27001; HTQL năng lượng ISO 50001…

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế được giới thiệu tại Việt Nam từ năm 1995 bắt đầu từ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, tiếp đến là các tiêu chuẩn khác như ISO 14000, ISO 22000...

Theo thống kê không chính thức, Việt Nam đã có khoảng 10.000 tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý, trong đó phần lớn là ISO 9000.

Nếu so sánh số lượng các DN đã được chứng nhận hệ thống quản lý với tổng số DN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp. Số các DN đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9000 tập trung chủ yếu vào các DN lớn và vừa, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các DN vừa và nhỏ được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9000 chiếm tỷ lệ rất thấp.

Trong những năm qua, nhiều DN Việt Nam đã khá quen thuộc với ISO 9000 và áp dụng tiêu chuẩn này khá thành công. ISO 9000 được xem như nền tảng cho hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm của rất nhiều DN, nhiều tổ chức kinh doanh dịch vụ, dịch vụ công. Tuy nhiên, nếu so sánh số lượng các DN đã được chứng nhận hệ thống quản lý với tổng số DN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp. Số các DN đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9000 tập trung chủ yếu vào các DN lớn và vừa, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các DN vừa và nhỏ được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9000 chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoài hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 còn có các hệ thống quản lý tiêu chuẩn khác như ISO 14000, ISO 22000, ISO/TS 16949, ISO 27000, ISO 13485. Tuy nhiên, trên thực tế, các hệ thống quản lý tiêu chuẩn này chưa được nhiều DN quan tâm và áp dụng, vì vậy số lượng các DN được cấp chứng chỉ còn rất hạn chế…

Các công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nhóm các công cụ cải tiến NSCL bao gồm: 5S, Kaizen, nhóm chất lượng/cải tiến QCC/IQC, các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng, hệ thống khuyến nghị cải tiến (KSS), kỹ thuật chẩn đoán DN; sản xuất tinh gọn (Lean); giảm thiểu khuyết tật (Six Sigma); thẻ điểm cân bằng (BSC); chỉ số đánh giá hoạt động chính (KPIs); duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM); đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, quản lý hệ khách hàng CRM; quản lý tri thức (KM)…

Các công cụ cải tiến NSCL được giới thiệu tại Việt Nam vào khoảng năm 1996 cùng với các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn.

Trong khi các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý được các DN Việt Nam tiếp nhận, áp dụng thí điểm tại Việt Nam phổ biến như 5S, QCC, 7 công cụ thống kê. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng các công cụ cải tiến NSCL tại Việt Nam còn hết sức khiêm tốn. Trong thời gian qua, một số công cụ cải tiến NSCL cũng được giới thiệu như KPIs, Lean Six Sigma, TPM… thông qua các hội thảo phổ biến, các tài liệu và dự án thử nghiệm.

Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã đưa vào áp dụng với sự trợ giúp của công ty mẹ và các chuyên gia nước ngoài như: Ford Việt Nam, Adidas, Samsung Việt Nam…, trong khi các DN Việt Nam vẫn còn chưa được phổ biến và đào tạo về các công cụ nâng cao NSCL hiệu quả này.

Hệ thống quản lý tích hợp

Hiện nay, do yêu cầu quản lý cần đáp ứng nhiều yêu cầu cùng lúc mà ngày càng có nhiều tổ chức đã và đang áp dụng đồng thời các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; các hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành như ISO/TS 16949 đối với ngành công nghiệp ô tô; ISO/TS 29001 đối với ngành công nghiệp dầu khí; ISO 13485 đối với ngành sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế…

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức còn áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất; một số công cụ điển hình như thực hành tốt 5S, duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM), hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean), hệ thống chỉ số hoạt động kinh doanh chính (KPIs)…

Khi một tổ chức áp dụng và vận hành từ hai hệ thống quản lý và công cụ cải tiến NSCL trở lên thì nhiều DN có nhu cầu xây dựng một hệ thống quản lý tích hợp nhằm xây dựng một hệ thống đơn giản, vận hành hiệu quả và thỏa mãn các yêu cầu liên quan.

Hệ thống quản lý tích hợp mang lại nhiều lợi ích. Xét về chiến lược và quản lý, một hệ thống quản lý thống nhất nghĩa là có sự rõ ràng và nhất quán trên tất cả các khía cạnh của tổ chức, với mọi bộ phận chức năng tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của DN. DN cũng có những lợi ích rõ ràng về mặt tài chính khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp từ việc đơn giản hóa, ít sự quan liêu và giảm trùng lặp giữa các hệ thống quản lý riêng biệt, tránh lãng phí và giảm nguồn lực xây dựng, duy trì và vận hành hệ thống.

Các mô hình hoạt động xuất sắc và phát triển bền vững

Mô hình hoạt động kinh doanh xuất sắc (BE) được nhiều quốc gia xây dựng và phổ biến rộng rãi dưới hình thức các giải thưởng chất lượng quốc gia, nhằm tôn vinh các tổ chức/DN có đóng góp và cống hiến xuất sắc về chất lượng.

Một số các mô hình hoạt động kinh doanh xuất sắc và giải thưởng chất lượng quốc gia tiêu biểu trên thế giới như: Giải thưởng Deming, Giải thưởng Malcolm Baldrige (Giải thưởng chất lượng quốc gia của Mỹ), Giải thưởng Chất lượng châu Âu (EQA), Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Khu vực Thái Bình Dương (IAPQA)...

Mô hình và các tiêu chí của các giải thưởng chất lượng đều hướng tới việc nâng cao chất lượng quản lý, gồm các tiêu chí được chia thành 2 nhóm tiêu chí (nhóm tiêu chí thể hiện năng lực và nhóm tiêu chí thể hiện kết quả). Cụ thể, về nhóm tiêu chí thể hiện năng lực gồm: Vai trò của lãnh đạo; Chính sách và chiến lược; Nguồn nhân lực; Quan hệ đối tác và các nguồn lực; Các quá trình.

Đối với nhóm tiêu chí thể hiện kết quả, gồm: Thoả mãn người tiêu dùng; Thoả mãn người lao động; Ảnh hưởng đối với xã hội; Các kết quả hoạt động chính.

Tại Việt Nam, các DN biết đến mô hình hoạt động xuất sắc từ năm 1996 thông qua hình thức Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Đây là Giải thưởng tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, DN đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Tuy nhiên, để mô hình hoạt động xuất sắc phát huy vai trò là mô hình tích hợp nâng cao năng suất chất lượng, cần có thêm các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo phương pháp áp dụng các tiêu chí và nâng cao vai trò của DN trong việc tự hoạch định, áp dụng và đánh giá theo các tiêu chí giải thưởng. Phần lớn các DN ở Việt Nam hiện nay tham gia giải thưởng là các DN lớn và vừa, đã có nền tảng về quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý/công cụ nâng cao năng suất cơ bản.

Mô hình hoạt động xuất sắc sẽ là một trong những giải pháp giúp các DN có cơ sở xây dựng định hướng, xác định kế hoạch, phương pháp và đối sánh với các DN tầm cỡ khu vực và quốc tế, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của DN. Tại Việt Nam, các DN biết đến mô hình hoạt động xuất sắc từ năm 1996 thông qua hình thức Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Đây là Giải thưởng tôn vinh, khen thưởng hằng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, DN đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

                                                                                      Nguồn: tapchitaichinh.vn


Các tin tiếp
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2023   (11/1/2024)
Đào tạo về KPI cho Công ty CP Dược và Vật tư y tế Bình Thuận   (14/6/2023)
Bình Thuận: Tổ chức đào tạo nâng cao năng suất chất lượng trong 4 tháng đầu năm 2023   (20/4/2023)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (4/4/2023)
Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam   (16/2/2023)
Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất   (3/2/2023)
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2022   (12/1/2023)
Đào tạo Kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (11/8/2022)
Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy   (10/8/2022)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2022)
Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu   (15/2/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo ISO TCVN 13485   (5/1/2022)
Năng suất chất lượng – 'đòn bẩy' tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp   (18/11/2021)
Tiêu chuẩn – công cụ kết nối ‘nhà máy ảo’ và ‘nhà máy thực’ trong sản xuất thông minh   (18/8/2021)
ISO 23592 - Tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt về dịch vụ cho tổ chức   (30/7/2021)
Bình Thuận triển khai thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”   (1/4/2021)
Cải thiện quản lý dự án với bộ tiêu chuẩn ISO 21500   (26/3/2021)
ISO/TS 22163: Quản lý chất lượng cho ngành đường sắt   (5/3/2021)
ISO /PAS 45005 - An toàn làm việc trong bối cảnh COVID-19   (24/2/2021)
Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (22/2/2021)
Hỗ trợ 111,28 triệu đồng cho 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (12/1/2021)
Những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng   (12/11/2020)
Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (21/10/2020)
Hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Chiến Thắng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (2/10/2020)
Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000   (17/9/2020)
Bình Thuận: Xét chọn hồ sơ đề nghị nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2020   (27/8/2020)
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế   (6/8/2020)
ÁP DỤNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 13485 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001   (16/7/2020)
Thông báo v/v Hoãn tổ chức lớp Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu và Hội nghị tập huấn phổ biến Đề án truy xuất nguồn gốc   (10/7/2020)
Thông báo đăng ký nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong năm 2020 (lần 2)   (10/7/2020)
Tạo nền tảng kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho hàng xuất khẩu ‘bay xa’   (7/7/2020)
Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu   (2/7/2020)
Thông báo về việc tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu   (26/6/2020)
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG   (2/6/2020)
Thêm 3 tiêu chuẩn quốc gia mới về truy xuất nguồn gốc   (2/6/2020)
Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (29/4/2020)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19   (27/4/2020)
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc   (24/4/2020)
Bài toán năng suất, chất lượng và 'chìa khóa 712'   (14/4/2020)
Chương trình 712: Tạo lập nền tảng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (17/3/2020)
ISO 16106: Công cụ đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa nguy hiểm   (19/2/2020)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình nâng cao năng suất chất lượng năm 2020   (13/2/2020)
Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới   (21/11/2019)
Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn   (1/11/2019)
Đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH Hải Nam   (30/9/2019)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung   (30/9/2019)
Đào tạo về TPM và KPI cho Công ty TNHH may Thuận Tiến   (1/8/2019)
UBND tỉnh tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2019)
Đào tạo Lean cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (1/8/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (25/7/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (20/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018 (đợt 2)   (12/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018   (17/1/2018)
Chi cục TC-ĐL-CL: Đào tạo ISO 9001:2015, 5S cho 02 doanh nghiệp   (21/12/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Hỗ trợ đào tạo về ISO 9001:2015 cho 02 doanh nghiệp   (8/11/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo Cập nhật kiến thức và kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015   (27/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 3)   (18/10/2017)
Bình Thuận: Hỗ trợ 128 triệu đồng cho 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (6/10/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo 5S cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn   (3/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 2)   (11/8/2017)
Xét chọn hỗ trợ 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (21/7/2017)
Những khó khăn doanh nghiệp Việt thường gặp phải khi áp dụng TQM   (29/5/2017)
12 bước giúp doanh nghiệp áp dụng thành công HACCP   (5/4/2017)
Soát xét tiêu chuẩn ISO 31000: hướng tới sự súc tích và rõ ràng   (21/3/2017)
Mức chi hỗ trợ thực hiện nâng cao năng suất – chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận   (21/3/2017)
Những hạn chế cần khắc phục khi áp dụng KPI tại doanh nghiệp   (23/2/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017   (14/2/2017)
Bình Thuận: Tổ chức hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020   (20/12/2016)
Hướng dẫn thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn 2016-2020   (14/11/2016)
Ban hành Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020”   (17/10/2016)