Đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro trong đại dịch Covid-19 với tiêu chuẩn ISO/PAS 45005

Nhằm giúp đỡ doanh nghiệp trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn ISO/PAS 45005 cung cấp sự trợ giúp thiết thực, đơn giản, để cảnh báo về những gì cần giải quyết hoặc thực hiện để tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động và những người khác. 



Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nhiều hệ lụy từ dịch bệnh nhất là đối với người lao động tỷ lệ rủi ro từ môi trường làm việc tăng cao và các tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khi họ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ.

Đồng hành cùng công cuộc chống dịch, Tổ chức Quốc tế ISO cùng nhiều tổ chức tham gia vào đã gấp rút ban hành tiêu chuẩn ISO/PAS 45005. Thông thường một tiêu chuẩn quốc tế ISO trung bình phải mất ba năm để trải qua đủ các bước biên soạn, thì tiêu chuẩn này được xây dựng trong thời gian ngắn kỷ lục để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, giúp các tổ chức và doanh nghiệp có thể áp dụng để chiến đấu với đại dịch Covid-19.

Hướng dẫn doanh nghiệp cách quản lý rủi ro

ISO/PAS 45005 cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp về cách thức quản lý các rủi ro phát sinh từ đại dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn, sức khỏe và hạnh phúc liên quan đến công việc, bất kể là làm việc cơ quan, làm việc trực tuyến tại nhà, trên phương tiện di động hay nơi làm việc bất kỳ nào.

Trước tác động của Covid-19, tại Việt Nam người lao động cũng bắt đầu quen dần với hình thức làm việc trực tuyến tại nhà để đảm bảo an toàn. Nhiều quốc gia, cơ quan quản lý và các tổ chức chuyên môn khác trên toàn thế giới đã công bố các hướng dẫn về làm việc an toàn trong mùa dịch.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa số sẽ không có những bộ phận chuyên trách về quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, quản lý cơ sở vật chất hoặc nguồn nhân lực. Tuy nhiên những hướng dẫn trong tiêu chuẩn này có tính khái quát cao nên có thể áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, hình thức, lĩnh vực,… Tiêu chuẩn này không đưa ra các hướng dẫn cho việc thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm bệnh cụ thể tại các cơ sở y tế.

Lợi ích đem lại từ ISO/PAS 45005

Thứ nhất, việc áp dụng ISO/PAS 45005 sẽ kịp thời đưa ra những hành động có hiệu lực để bảo vệ người lao động và các bên liên quan khỏi những rủi ro từ Covid-19.

Thứ hai, thể hiện được tổ chức đang giải quyết các rủi ro liên quan đến Covid-19 bằng cách tiếp cận có hệ thống.

Thứ ba, đưa ra một khuôn khổ để có thể thích ứng một cách có hiệu quả và kịp thời trước những thay đổi của tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn áp dụng tiêu chuẩn ISO 45005, doanh nghiệp có thể tích hợp giữa 45005 và hệ thống sẵn có của doanh doanh nghiệp để dễ dàng hơn trong việc phối hợp kiểm soát rủi ro từ dịch bệnh. Doanh nghiệp cũng cần tiếp cận và thực hiện các yêu cầu pháp luật, hướng dẫn phòng, chống dịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo ông Martin Cottam – Chủ tịch của ISO /TC 283 – Ủy ban kỹ thuật ISO về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, ISO / PAS 45005 nói chung về khả năng áp dụng, nhưng cụ thể về hướng dẫn mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn cung cấp cho các tổ chức sự trợ giúp thiết thực, đơn giản, để cảnh báo họ về những gì cần giải quyết hoặc thực hiện để tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động và những người khác.

An Hạ

www.tcvn.gov.vn


Các tin tiếp
FSSC 22000 - giải pháp cho yêu cầu về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU   (21/12/2023)
Tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Lợi ích kép cho doanh nghiệp   (5/9/2023)
8 bước cơ bản để doanh nghiệp nâng cao năng suất khi áp dụng công cụ NSCL   (12/5/2023)
ISO 22000 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng   (28/9/2022)
4 nguyên tắc cốt lõi trong sử dụng công cụ quản lý MFCA   (13/9/2022)
Quản lý chuỗi cung ứng - giải pháp cho doanh nghiệp tối ưu hóa để duy trì tính cạnh tranh   (24/8/2022)
Công cụ kỹ thuật số - giúp doanh nghiệp cải tiến sản xuất, tăng năng suất   (16/8/2022)
Chìa khóa thúc đẩy công nghiệp kết nối cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (4/7/2022)
ISO 56000 - Bộ tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp thiết lập nền tảng để đổi mới   (4/7/2022)
Doanh nghiệp quản lý rủi ro về quyền riêng tư với ISO/IEC 27701   (30/11/2021)
ISO 56006 - Công cụ, phương pháp quản lý đổi mới trong doanh nghiệp   (29/11/2021)
Đội ngũ lãnh đạo - yếu tố quyết định áp dụng thành công công cụ, phương pháp cải tiến năng suất   (26/11/2021)
Đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro trong đại dịch Covid-19 với tiêu chuẩn ISO/PAS 45005   (18/8/2021)
Loạt tiêu chuẩn cải thiện môi trường, giúp định hình một tương lai bền vững   (10/6/2021)
Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng với tiêu chuẩn ISO 50003   (14/5/2021)
Tận dụng tối đa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001   (28/4/2021)
Các lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001   (19/11/2020)
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SẢN XUẤT THÔNG MINH THÔNG QUA BỘ CÔNG CỤ ViPA   (28/8/2020)
Thông báo: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã nước ngoài đối với hàng xuất khẩu   (26/8/2020)
Đáp ứng những thách thức về năng lượng với tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng   (22/7/2020)
Sự khác biệt trong quản lý chất lượng cho tổ chức với ISO 10081:2020   (26/6/2020)
Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch nước ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu   (1/6/2020)
ISO 22301:2012: Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp   (12/4/2020)
ISO 44001: Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh   (29/11/2019)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận quý I/2018 có nhiều khởi sắc   (21/2/2018)
Kết quả thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2017   (6/6/2017)