Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường
Ngày 20/3/2014, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn số 442/QLCL-CL1 (CV 442) tới Tổng cục Hải quan đề nghị có chỉ đạo trước mắt tới các Cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu tiếp tục phối hợp kiểm soát thủy sản XK dùng làm thực phẩm và không yêu cầu DN cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng thủy sản không thuộc đối tượng phải kiểm dịch và/hoặc XK vào các thị trường không yêu cầu chứng nhận kiểm dịch bởi cơ quan thẩm quyền Việt Nam.


Đây là biện pháp trước mắt mà VASEP đã kiến nghị Bộ NN và PTNT tại Công văn số 32/2014/CV-VASEP nhằm tạo thuận lợi nhất cho các DN thủy sản trong quá trình làm hồ sơ và XK hàng để tránh ách tắc tại cảng do thiếu Giấy chứng nhận kiểm dịch của Bộ theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (NĐ 187) của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Ngày 20/11/2013, Chính phủ đã ban hành NĐ 187 và có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2014. Theo Khoản 2, Điều 4, NĐ 187 thì: Hàng hóa XK, NK phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan”. Và Khoản 2, Điều 7 của NĐ 187 còn quy định: “Hàng hóa XK, NK phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa XK, NK phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa XK, NK phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Như vậy, các lô hàng thủy sản XK, NK phải có đầy đủ Giấy chứng nhận ATTP và Giấy kiểm dịch mới được thông quan.
Một số lô hàng XK của những thị trường không yêu cầu phải có giấy chứng nhận ATTP đã bị ách tại cảng. Phải mất hơn 1 tuần tình hình này mới được cải thiện. Tuy nhiên, sau đó tại Chi cục Hải quan của nhiều địa phương vẫn áp dụng quy định này một cách không nhất quán do chưa có văn bản hướng dẫn chuyên ngành.
Ngay sau khi nhận được phản ánh vướng mắc của các DN hội viên, VASEP đã gửi CV32 tới Bộ NN và PTNT kiến nghị, Bộ NN và PTNT sớm có quy định hoặc hướng dẫn cho việc thực hiện các nội dung của Điều 7, NĐ 187 để tránh ách tắc hàng hóa, cũng như công bố kịp thời cho Tổng cục Hải quan và các bên liên quan về Danh mục hàng thủy sản XK, NK phải tiến hành kiểm dịch, đồng thời có văn bản gửi Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem xét các quy định hiện hành để tạo thuận lợi nhất cho các DN thủy sản trong quá trình làm hồ sơ và XK hàng thủy sản.
Nhận được CV32 của VASEP, Bộ NN và PTNT đã gửi CV 422 tới Tổng cục Hải quan với đề nghị phối hợp kiểm soát chất lượng kiểm soát hàng thủy sản XK, đồng thời chỉ đạo các Chi cục Hải quan không yêu cầu DN phải cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch mới được phép thông quan như Điều 4, NĐ 187. Hiện nay, Bộ NN và PTNT đang xây dựng dự thảo hướng dẫn thực hiện các nội dung của NĐ 187 liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
Trong đó giải thích rõ, ngày 20/7/2012, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT về danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, trong đó quy định tất cả các loài thủy sản và dạng sản phẩm thủy sản đều thuộc diện phải kiểm dịch.
Nhưng theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 và Khoản 1, Điều 27 của Pháp lệnh Thú y năm 2003 thì: động vật, sản phẩm động vật XK phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước NK hoặc của chủ động vật, sản phẩm động vật (tức chủ hàng). Và tại Điều 2 của Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ NN và PTNT cũng quy định: Thủy sản, sản phẩm thủy sản chỉ phải kiểm dịch trong 2 trường hợp: (1) là Điều ước quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định phải kiểm dịch và (2) là theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước/thị trường NK.
Đối với thủy sản XK dùng làm thực phẩm, hiện nay 7 thị trường NK có yêu cầu Cơ quan thẩm quyền Việt Nam (NAFIQAD) cấp chứng nhận kiểm dịch cho một số loài thủy sản và sản phẩm thủy sản nhất định là: EU, Na Uy, Thụy Sỹ, Serbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Đối với các thị trường này, NAFIQAD sẽ đồng thời thực hiện kiểm dịch và kiểm tra chất lượng ATTP theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ NN và PTNT. Như vậy, thị trường NK hoặc DN không có yêu cầu kiểm dịch và sản phẩm không thuộc đối tượng kiểm dịch thì NAFIQAD sẽ không thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận cho các lô hàng thủy sản XK để trình cho cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục thông quan.
Theo VASEP

Các tin tiếp
Định hướng về hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tỉnh Bình thuận để nâng cao năng suất   (10/4/2024)
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại   (16/1/2024)
Tham dự hội nghị tuyên truyền phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế   (6/12/2023)
Nhiều doanh nghiệp vẫn ‘thờ ơ’ với phòng vệ thương mại   (7/7/2022)
Hỗ trợ thực hiện thủ tục về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (23/9/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19   (17/9/2021)
Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2030   (10/6/2021)
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030   (22/9/2020)
Gian lận mã số vùng trồng nông sản Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu   (15/9/2020)
Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại"   (18/3/2020)
Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm   (4/6/2018)
DN sắp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU   (2/5/2018)
Tổng quan các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam và các nước đối tác   (9/10/2017)
Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017   (8/6/2017)
Cơ hội cho rau quả Việt Nam rộng đường sang UAE   (8/6/2017)
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Ai Cập   (8/6/2017)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận: Châu Á vẫn là trọng điểm   (20/4/2017)
Qui định về kiểm dịch khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc (phần 2)   (21/7/2015)
Đàm phán của WTO về định nghĩa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bị đình trệ   (21/7/2015)
FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác   (21/7/2015)
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand   (21/7/2015)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản   (21/7/2015)
Hàng rào kỹ thuật thương mại: Nắm không chắc sẽ gặp khó   (21/7/2015)
Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường   (21/7/2015)