FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang sửa đổi các quy định về chất phụ gia thực phẩm hiện hành để cho phép sử dụng an toàn bức xạ ion hóa cho các loài giáp xác như cua, tôm, tôm hùm, tôm biển) nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh trong thực phẩm và kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm này.


Quyết định của FDA xuất phát từ khuyến nghị của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) và dựa trên các đánh giá nghiêm ngặt về an toàn bao gồm: 1) độc tính tiềm ẩn, 2) ảnh hưởng của chiếu xạ đối với các chất dinh dưỡng, 3) mối nguy tiềm tàng từ vi sinh vật có thể xuất hiện trong quá trình xử lý giáp xác bằng bức xạ ion hóa. Đánh giá của FDA cũng được dựa trên các kết quả đánh giá trước đó về sự an toàn của chiếu xạ với các thực phẩm khác như gia cầm, thịt, thủy sản có vỏ... Quy định được áp dụng cho các sản phẩm giáp xác nguyên liệu, đông lạnh, hấp chín, hấp chín một phần, đã tách vỏ, sấy khô, hoặc các sản phẩm giáp xác ăn liền, ướp gia vị và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Với hàm lượng chiếu xạ tối đa cho phép 6 kiloGray, quy định mới sửa đổi sẽ giúp loại bỏ một số các tác nhân vi sinh gây bệnh ký sinh trong và trên giáp xác như khuẩn Listeria, Vibrio, và E. coli. Phương pháp chiếu xạ không thay thế được các biện pháp xử lý thực phẩm chuyên biệt nên giáp xác được xử lý bằng bức xạ ion hóa vẫn phải được bảo quản, xử lý, hấp chín giống như các thực phẩm không dùng chiếu xạ.
Theo quy định 21 CFR 179.26 (c), FDA yêu cầu các loại thực phẩm được chiếu xạ phải mang các biểu tượng chiếu xạ quốc tế và phải in dòng chữ “Đã qua xử lý bằng bức xạ” hoặc “Đã qua xử lý bằng chiếu xạ” (“Treated with radiation” hoặc “Treated by irradiation”) trên nhãn thực phẩm. Với các dấu hiệu này trên nhãn thực phẩm, người tiêu dùng có thể tiếp tục nhận diện được thực phẩm đã qua chiếu xạ bao gồm cả giáp xác. Đối với thực phẩm không ở dạng bao gói, logo và dòng chữ thông báo về chiếu xạ phải được giới thiệu cho người mua bằng việc dán nhãn lên kiện hàng ở vị trí dễ nhìn thấy hoặc dán dấu hiệu tại quầy hàng, ô tô hoặc thiết bị phù hợp khác mang thông tin rằng sản phẩm đã được xử lý bằng bức xạ. Các loại thực phẩm sau không bị FDA yêu cầu dán nhãn: 1) các thực phẩm với nhiều thành phần nguyên liệu có chứa những nguyên liệu đã được chiếu xạ (như gia vị) nhưng bản thân thực phẩm đó không được chiếu xạ, 2) các thực phẩm đã chiếu xạ phục vụ trong các nhà hàng.
Theo VASEP

Các tin tiếp
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại   (16/1/2024)
Tham dự hội nghị tuyên truyền phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế   (6/12/2023)
Nhiều doanh nghiệp vẫn ‘thờ ơ’ với phòng vệ thương mại   (7/7/2022)
Hỗ trợ thực hiện thủ tục về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (23/9/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19   (17/9/2021)
Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2030   (10/6/2021)
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030   (22/9/2020)
Gian lận mã số vùng trồng nông sản Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu   (15/9/2020)
Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại"   (18/3/2020)
Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm   (4/6/2018)
DN sắp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU   (2/5/2018)
Tổng quan các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam và các nước đối tác   (9/10/2017)
Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017   (8/6/2017)
Cơ hội cho rau quả Việt Nam rộng đường sang UAE   (8/6/2017)
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Ai Cập   (8/6/2017)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận: Châu Á vẫn là trọng điểm   (20/4/2017)
Qui định về kiểm dịch khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc (phần 2)   (21/7/2015)
Đàm phán của WTO về định nghĩa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bị đình trệ   (21/7/2015)
FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác   (21/7/2015)
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand   (21/7/2015)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản   (21/7/2015)
Hàng rào kỹ thuật thương mại: Nắm không chắc sẽ gặp khó   (21/7/2015)
Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường   (21/7/2015)