Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản
Dưới đây là những quy định chung và các giấy tờ liên quan khi xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản


Thủ tục hải quan

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản đều phải khai báo thông tin với Tổng cục Hải quan và xin giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành các thủ tục kiểm hóa hàng hóa, chi phí vào khoảng 5,000 Yên cho một giờ kiểm hóa. Sau khi tiến hành kiểm tra, nhà nhập khẩu sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu, chi phí cho mỗi bản copy vào khoảng 400 Yên (nếu khai trực tuyến chi phí sẽ là 300 Yên, hiện nay 90% các thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản được thực hiện bằng máy tính)

Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu:

-          Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, các chất kích thích, chất hướng thần, và thuốc gây ngủ;

-          Súng đạn và các bộ phận súng đạnFirearms (pistols, etc.), ammunition (bullets) thereof, and pisto;

-          Vật liệu nổ (dynamite, thuốc súng,...);

-          Tiền chất nguyên liệu cho vũ khí hóa học;

-          Vi trùng có khả năng được sử dụng trong khủng bố sinh học;

-          Tiền giả, các loại giấy tờ, chứng từ có giá giả mạo;

-          Sách, bản vẽ và bài viết khác có thể làm hại sự an toàn công cộng hoặc ảnh hưởng tới đạo đức (nguyên vật liệu khiêu dâm hoặc trái với đạo đức, nội dung khiêu dâm, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em);

-          Những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Về nguyên tắc, tờ khai nhập khẩu phải được khai bởi người nhập khẩu, xong việc này thường được các đại lý hoặc người được ủy nhiệm thực hiện. 

 Nhà nhập khẩu phải khai và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau theo mẫu C5020 của Hải quan

(http://www.customs.go.jp/kaisei/youshiki/form_C/C5020.pdf)

-          Hoá đơn thương mại;

-          Vận đơn;

-          Giấy chứng nhận xuất xứ - CO (Doanh nghiệp Việt Nam làm mẫu AJ để được hưởng ưu đãi);

-          Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể

-          Giấy phép, giấy chứng nhận,... mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan);

-          Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan;

-          Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

Hóa đơn thương mại

Phải có tối thiểu 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau:

-          Số nhãn và số thứ tự của bao gói;

-          Thông tin mô tả về hàng hóa;

-          Phí bảo hiểm và phí vận chuyển;

-          Địa điểm và thời gian lập hóa đơn;

-          Nơi đến và người nhận;

-          Số hiệu phương tiện vận chuyển;

-          Số seri giấy phép nhập khẩu;

-          Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa.

Vận đơn

Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao.

Đối với hàng hóa được gửi bằng đường hàng không, yêu cầu phải có 01 bản vận đơn gốc và 09 bản sao nhưng không có các điều lệ chặt chẽ áp dụng. Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo. Thông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mô tả hàng hóa gồm toàn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét.

Giấy chứng nhận xuất xứ

Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác kinh tế, theo đó gần 80% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế ưu đãi. Bộ Công Thương đã ban hành mẫu C/O AJ. Để hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp có thể làm mẫu C/O trên khi xuất hàng hóa sang Nhật Bản.

Phiếu đóng gói

Yêu cầu 2 bản sao, chỉ rõ các thông số của hàng hóa, gồm cả thông tin về trọng lượng và kích thước của mỗi kiện hàng.

Giấy chứng nhận bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan không có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy, các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá…có thể được yêu cầu.

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản.

Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry - METI). Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng thuộc loại nguyên liệu, chế biến thô hoặc bán thành phẩm thường thông thoáng và dễ dàng hơn.

Theo TTNN 



Các tin tiếp
Định hướng về hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tỉnh Bình thuận để nâng cao năng suất   (10/4/2024)
Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại   (16/1/2024)
Tham dự hội nghị tuyên truyền phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế   (6/12/2023)
Nhiều doanh nghiệp vẫn ‘thờ ơ’ với phòng vệ thương mại   (7/7/2022)
Hỗ trợ thực hiện thủ tục về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (23/9/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19   (17/9/2021)
Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng giai đoạn 2021-2030   (10/6/2021)
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030   (22/9/2020)
Gian lận mã số vùng trồng nông sản Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu   (15/9/2020)
Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại"   (18/3/2020)
Cảnh báo đối với Quy định Thực thi của EU về việc biểu thị tên nước xuất xứ của thành phần chính của thực phẩm   (4/6/2018)
DN sắp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang EU   (2/5/2018)
Tổng quan các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam và các nước đối tác   (9/10/2017)
Xuất khẩu điều vào EU sẽ đạt 1 tỷ USD trong năm 2017   (8/6/2017)
Cơ hội cho rau quả Việt Nam rộng đường sang UAE   (8/6/2017)
Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Ai Cập   (8/6/2017)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận: Châu Á vẫn là trọng điểm   (20/4/2017)
Qui định về kiểm dịch khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc (phần 2)   (21/7/2015)
Đàm phán của WTO về định nghĩa tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bị đình trệ   (21/7/2015)
FDA cho phép bức xạ ion hóa để kiểm soát vi khuẩn trong giáp xác   (21/7/2015)
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand   (21/7/2015)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản   (21/7/2015)
Hàng rào kỹ thuật thương mại: Nắm không chắc sẽ gặp khó   (21/7/2015)
Chỉ kiểm tra giấy kiểm dịch cho thủy sản xuất khẩu sang 7 thị trường   (21/7/2015)