Một số kết quả chủ yếu trong việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại tỉnh Bình Thuận trong năm 2022
Tập huấn phổ biến về hệ thống TXNG

Thực hiện Quyết định  số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và Kế hoạch số 752/KH-UBND ngày 03/3/2020 UBND tỉnh Bình Thuận, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục  Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022 và tổ chức thực hiện vào điều kiện thực tế của tỉnh.



Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức 01 lớp tập huấn phổ biến, hướng dẫn việc triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đã viết, đăng tải 15 tin, bài có liên quan về hoạt động truy xuất nguồn gốc trên website của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như phổ biến nội dung của Đề án 100, Kế hoạch thực hiện Đề án 100 của tỉnh, các tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành về truy xuất nguồn gốc, các nội dung khác có liên quan về hoạt động truy xuất nguồn gốc.

Ngoài ra, trong năm 2022, Chi cục đã cử 02 công chức tham gia hội thảo về truy xuất nguồn gốc do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Nhìn chung, với Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc cùng với Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp hoạt động quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đi vào nề nếp, theo một chuẩn mực chung. Tỉnh Bình Thuận có nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông thủy sản (thanh long, nước mắm, hải sản,…) có điều kiện, tiềm năng để triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Tuy vậy, việc triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ là nhiệm vụ quản lý hoàn toàn mới của địa phương, trong khi các văn bản hướng dẫn thực hiện từ Trung ương còn ít, cho nên các nhiệm vụ, công việc triển khai còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Đến nay, tỉnh chưa triển khai được việc xây dựng, vận hành hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh vì chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về nội dung, cách thức triển khai.

Quang Luận


Các tin tiếp
Phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu   (24/3/2023)
Một số kết quả chủ yếu trong việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại tỉnh Bình Thuận trong năm 2022   (13/1/2023)
Một số phương pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa   (11/1/2023)
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức tập huấn phổ biến, hướng dẫn triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa   (15/12/2022)
Mã LEI – tương lai mới cho nhận dạng pháp nhân toan cầu   (3/12/2021)
Hơn 150 triệu sản phẩm đã được xác minh bởi GS1   (1/12/2021)
Áp dụng truy xuất nguồn gốc theo chuẩn GS1: Mô hình từ trang trại thanh long Bình Thuận   (27/5/2021)
Thông báo: Chi cục TC-ĐL-CL Bình Thuận mời các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham gia Tập huấn về hệ thống truy xuất nguồn gốc   (4/3/2021)
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về sử dụng mã số, mã vạch   (3/3/2021)
Các bước xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm   (23/10/2020)