|
|
Nitrate (NO3) trong thực vật phần lớn hấp thu từ đất và nước do sự phân giải nguồn đạm hữu cơ từ phân gia sức, rác thải; từ trong khí quyển, do sấm sét xúc tiến phản ứng giữa N2 và O2 tạo ra NOx rơi vào trong đất thành Nitrit (NO2-) và NO3-; do bón nhiều phân đạm hóa học dư thừa trong đất, VSV chuyển hóa thành nitrate và nitrite; do con người đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch thải vào không khí NOx rơi vào trong đất thành NO2 và NO3; do con người sử dụng muối nitrate để chế biến bảo quản thực phẩm. Tất cả các nguồn này cộng lại vào cơ thể động vật và con người qua thức ăn và nước uống, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm do nitrate.
Nitrate gây tác hại đến nhiều khí cạnh trong cuộc sống nói chung. Nếu bón phân vượt quá lượng đạm cần thiết thì lượng nitrate trong thừa trong đất tăng lên. Lượng nitrate dư thừa này sẽ đi vào nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi vào cơ thể người Nitrate tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của men tiêu hóa sinh ra Nitrit . Nitrit sinh ra phản ứng với Hemoglobin tạo thành methaemoglbinemia làm mất khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin. Thông thường Hemoglobin chứa Fe2+ , ion này có khả năng liên kết với oxy. Khi có mặt NO2- nó sẽ chuyển hóa Fe2+ làm cho hồng cầu không làm được nhiệm vụ vận tải O2. Nếu duy trì lâu sẽ dẫn tới tử vong.
Nitrat thường gây ra các trạng thái ngộ độc cấp tính thường gặp ở trẻ em như rối loạn hô hấp có thể gây tử vong, với người lớn là nguyên nhân gây ung thư đường tiêu hóa.
Ngộ độc nitrate thường xuất hiện các triệu chứng như: Nôn mửa đồng thời choáng váng, chóng mặt, bủn rủng tay chân, khó thở. Đặc biệt nhất là ở da và niêm mạc ở môi, mũi, tai, lưỡi và các đầu ngón tay tím thẫm lại gần như đen hẳn. Những trường hợp nặng, nhất là ở trẻ em hay kèm theo co giật, sốt, hôn mê, hạ huyết áp.
Để tránh ngộ độc thực phẩm do Nitrat, các cơ sở sản xuất chế biến cần kiểm tra dư lượng Nitrat trong thực phẩm, rau quả, nước ăn uống trước khi sử dụng.
Hiện nay Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Bình Thuận đã kiểm tra được hàm lượng nitrate có trong thực phẩm, rau quả, trong nước. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu về phân tích thử nghiệm liên hệ theo địa chỉ sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
04 Nguyễn Hội – Phan Thiết – Bình Thuận
Điện thoại: 0623.822.390
Sơn Nguyễn
|