Những điều cần biết về nước mắm khi sử dụng

Cầm trên nay một chai nước mắm mang về nhà ăn có bao giờ các bà mẹ hiểu được những đặc điểm cơ bản của loại gia vị này không?

Nước mắm là loại gia vị truyền thống được dùng phổ biến nhất hiện nay. Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta chưa biết, thậm chí còn hiểu lầm về những đặc điểm cơ bản của nước mắm. Dưới đây là một số yếu tố để chúng ta hiểu rõ hơn về loại gia vị này để có cách chọn một chai nước mắm thơm ngon, chất lượng để sử dụng.




Nước mắm làm từ loại cá nào ngon nhất?

Có rất nhiều loại cá có thể dùng để làm nước mắm, chủ yếu là các loại cá nhỏ sống ở biển như cá nục, cá ồ, cá tráp, cá thu, cá cơm… Nhưng theo kinh nghiệm của những nhà nhiều đời làm mắm thì loại cá cơm than đen (con trưởng thành, béo mập) vẫn là ngon nhất về cả giá trị dinh dưỡng và độ cảm quan.


Nước mắm truyền thống ngon làm từ cá cơm có màu nâu cánh gián rất đẹp mắt, vị mắm thơm ngon và giá trị dinh dưỡng khá lớn. Ngoài ra thì không có lớp váng mỡ, vị ôi khét như các loài cá khác và cũng không có mùi tanh, ngái do cá cơm phân hủy triệt để hơn.

Nước mắm cốt là gì?

Nước mắm cốt truyền thống hay nước mắm nhỉ là sản phẩm được làm theo phương pháp truyền thống, được chắt lọc từ tinh chất do thịt cá ngâm dầm trong muối mặn phân giải từ các protein đơn giản đến phức tạp và các axit amin có lợi cho sức khỏe. Các axit amin này được tổng hợp từ enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, làm cho chai nước mắm cốt truyền thống thật sự sạch và có hương vị đặc trưng mà không cần bất kỳ hương liệu, phụ gia hay can thiệp của máy móc, công nghệ. Thời gian để có được sản phẩm nước mắm cốt chuẩn từ 18-24 tháng tùy từng loại cá muối mắm.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:2003, nước mắm được chia thành 4 loại: Loại đặc biệt có độ đạm >30N g/l; loại thượng hạng có độ đạm >25 N g/l; nước mắm hạng 1 có độ đạm >15N g/l; nước mắm hạng 2 có độ đạm >10N g/l. Độ đạm <10N g/l, không được gọi là nước mắm, mà chỉ là nước chấm.

Nước mắm có độ đạm càng cao thì càng tốt?

Đây là suy nghĩ sai lầm khá phổ biến của hầu hết chúng ta. Khi nhìn trên bao bì chai nước mắm, ta có thể thấy độ đạm được ghi trên chai là độ đạm tổng. Đó là độ đạm được cộng từ độ đạm hữu cơ và độ đạm vô cơ.

Hiện nay, trên thị trường có một số cơ sở ghi trên tem nhãn với hàm lượng đạm lên đến 50-60 N g/l. Trên thực tế để có được chai nước mắm cốt hoàn toàn tự nhiên với độ đạm cao như thế thì rất ít nhà sản xuất làm được, trừ trường hợp sử dụng công nghệ để can thiệp như cô chân không (cô mắm) dưới áp suất thấp và nhiệt độ cao để lấy đi lượng nước và muối theo ý muốn có trong nước mắm, hay công nghệ trùn giun; sử dụng hóa chất làm tăng lượng đạm....Chính điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nguyên thủy (chất lượng ban đầu) của chai nước mắm và ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bởi dưới sự can thiệp của công nghệ với nhiệt độ cao, phần lớn các enzim, vitamin và axit amin... có lợi đều bị phá hủy, buộc nhà sản xuất phải sử dụng chất bảo quản để mắm chống thối, chống mùi.

Với cách sản xuất nước mắm truyền thống như hiện nay thì người tiêu dùng có thể lựa chọn nước mắm có độ đạm từ 25 N g/l - 40 N g/l là phù hợp với khẩu vị cũng như mức độ đảm bảo về giá trị dinh dưỡng.

Phân biệt nước mắm tự nhiên và nước mắm công nghiệp

Nước mắm tự nhiên sản xuất theo phương pháp truyền thống chỉ có 2 thành phần là cá và muối, không có chất bảo quản. Trong khi đó, nước mắm công nghiệp được tạo nên từ cách tổng hợp hơn 20 thành phần, có cả nhóm chất điều vị và nhóm chất bảo quản thực phẩm.

Nước mắm tự nhiên có vị mặn đậm đà, hậu vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi và cuống lưỡi khi nếm. Còn vị mặn ngọt của nước mắm công nghiệp lại lờ lợ, nhàn nhạt nơi đầu lưỡi. Đặc biệt là độ kiểm chứng về mức độ an toàn thì chưa được công bố.

Nước mắm có màu cánh gián là màu tổng hợp?

Nhiều người nghĩ màu nâu đỏ cánh gián của nước mắm là do chất tạo màu công nghiệp. Thế nhưng đây mới là màu của nước mắm truyền thống được ủ tự nhiên đúng chuẩn theo phương pháp nén cài trong thùng gỗ. Khi dùng cá càng tươi, thì màu nâu đỏ càng sậm.

Khi nước mắm có màu đen thẫm hoặc xanh thẫm thì do đây là nước mắm lên men do dùng cá kém tươi lẫn tạp, dùng phương pháp đánh khuấy, thời gian ủ nhanh.
Còn nước mắm có màu vàng nhạt, có thể là nước mắm pha chế hoặc nước mắm tổng hợp công nghiệp.

Nước mắm truyền thống chứa asen gây nguy hại?

Thời gian vừa qua có một số thông tin cho rằng trong nước mắm truyền thống có chứa chất asen gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Nước mắm độ đạm càng cao, lượng asen càng nhiều. Tuy nhiên thông tin này là không chính xác.
Bản chất các loại hải sản để làm nước mắm truyền thống đã có chứa asen. Nhưng đây là asen hữu cơ, có trong tự nhiên nên không gây hại cho sức khỏe.

Nước mắm bị đóng cặn hay chuyển màu khi tiếp xúc với không khí là đã hỏng?

Các chai nước mắm truyền thống có đóng cặn muối là điều bình thường. Đó là do khi ướp cá với muối để làm mắm, tỉ lệ lần lượt là 1:3. Đây là tỉ lệ muối bão hòa, giúp ức chế vi sinh vật gây thối phát triển, bảo đảm không có vi khuẩn xâm nhập vào các axit amin khi cá phân hủy.

Với tỉ lệ muối cao như vậy nên khi có sự thay đổi về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông hay nơi để nước mắm có nhiệt độ thấp hoặc để chai 1 chỗ lâu ngày sẽ bị lắng cặn muối. Chỉ cần lắc nhẹ là số muối này sẽ bị hòa tan.

Việc nước mắm đổi màu khi tiếp xúc với không khí cũng là việc bình thường do axit amin trong nước mắm bị oxi hóa. Đổi màu chứng tỏ đây là nước mắm nguyên chất, không có chất tạo màu và chất bảo quản.

Nước mắm không cần bảo quản trong tủ lạnh

Như đã đề cập ở trên, ở nhiệt độ thấp muối sẽ bị đông kết và lắng xuống phần dưới của chai, phần trên sẽ không đủ mặn để bảo quản đạm amin của nước mắm. Khi đó nước mắm sẽ chuyển sang màu đen, đạm axit amin sẽ bị phân hủy. Vì vậy, không cần bảo quản nước mắm trong tủ lạnh mà chỉ cần bảo quan nơi thoáng mát, vệ sinh là được để duy trì chất lượng của nước mắm.

Cứ nặng mùi là nước mắm ngon?

Nước mắm nặng mùi có thể là do dùng phương pháp đánh khuấy hoặc do cá nguyên liệu không tươi. Còn nước mắm ngon tự nhiên thì sẽ có mùi thơm nhẹ, dịu ngọt. Đó là kết quả của việc ủ nhiều muối và đủ lâu giúp ức chế vi khuẩn gây thối.

Muối nào cũng làm ra mắm ngon?

Muối hạt, tinh khiết, hàm lượng NaCl>95% và để ít nhất 1 năm trước khi đem ủ mới ra nước mắm ngon. Bởi vì trong thời gian đó, những ion gây ra vị bất lợi trong muối (chát, đắng, nóng cổ..) chảy hết đi, nước mắm sẽ êm, ngọt và ngon hơn khi đem muối với cá.

Cách dùng nước mắm khi nấu ăn

Nếu dùng nước mắm để ướp thịt thì sẽ làm thịt khô cứng do lượng muối trong nước mắm sẽ rút hết nước của thịt ra ngoài. Thế nên muốn thịt mềm mà vẫn có mùi thơm và vị mặn của nước mắm thì nên cho vào trước khi nhắc nồi xuống.

Tương tự với món canh, chỉ nên nêm ít nước mắm để tạo vị đậm đà trước khi tắt lửa. Vì nếu nấu lâu, các nước mắm sẽ biến chất vào tạo ra vị chua, các chất dinh dưỡng cũng bị phân hủy hết.

Cách nhận biết nước mắm ngon

Một trong những mẹo kiểm tra nước mắm truyền thống ngon đúng chuẩn chính là thả một hạt cơm vào bát nước mắm. Nếu hạt cơm chìm là nước mắm không ngon, cơm nổi lờ đờ là nước mắm chưa nguyên chất còn bị pha, chừng nào cơm nổi trên mặt là nước mắm nguyên chất.

Để có thể lý giải được tại sao khi thử nước mắm ngon đơn giản bằng cơm nguội lại nổi trên bề mặt, theo kinh nghiệm của những người am hiểu về nước mắm truyền thống và các chuyên gia đều nhận định dựa trên nguyên lý tỉ trọng. Bởi nước mắm ngon (nước mắm cốt nguyên chất) là sản phẩm được làm theo phương pháp muối tự nhiên, thịt cá sau khi ngâm dầm trong muối sẽ được tổng hợp từ các Protein từ đơn giản đến phức tạp kết hợp với các axit amin có lợi cho sức khỏe. Một chai nước mắm ngon có lượng axit amin và lượng đạm tổng số cao nên có tỉ trọng (nặng) hơn so với nước mắm bị pha loãng dẫn đến hiện tượng khi cho hạt cơm nguội vào, những chai nước mắm pha sẽ làm cho hạt gạo bị chìm.

Nước mắm truyền thống có vị gì?

Một trong những yếu tố cực kì quan trọng quyết định nước mắm truyền thống ngon đúng chuẩn nhất chính là phải có vị mặn. Vị mặn của mắm truyền thống được tạo thành từ việc ủ cá với muối theo tỉ lệ 3 cá : 1 muối. Muối với nồng độ bão hòa đã trở thành chất bảo quản tự nhiên cho nước mắm đồng thời cũng chính là yếu tố giúp nước mắm cốt truyền thống không cần sử dụng chất bảo quản vẫn giữ được hương vị thơm ngon, lâu năm.

Nếu nước mắm cốt không mặn, chắc chắn là mắm pha và buộc phải sử dụng chất bảo quản để giữ lại hương vị của mắm, chống thối và đó không phải nước mắm truyền thống đúng chuẩn.

Một sản phẩm nước mắm cốt đúng chuẩn luôn luôn nói không với các chất bảo quản, hương liệu tạo mùi và có độ đạm bão hòa trong cá ở mức độ rất ổn định.

Độ đạm chuẩn trong nước mắm cốt nguyên chất luôn có các chỉ số chất lượng như: Hàm lượng đạm axit amin > 55%; Độ đạm trong mắm: ≥ 30gN/l (Đạm nguyên cốt, không pha chế); Hàm lượng Nitơ ammoniac <20%; Hàm lượng muối >245 g/L (theo TCVN 5107:2003).

Trên đây là một số chia sẻ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm chọn mua nước mắm ngon để thưởng thức nước mắm đúng chuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiện nay, tại Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận đã triển khai kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng của nước mắm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phân tích, kiểm tra chất lượng nước mắm để sử dụng, kinh doanh, công bố sản phẩm,… Vui lòng liên hệ:


Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận

04 Nguyễn Hội – Phan Thiết – Bình Thuận

ĐT: 0252. 3822390; 0252. 3835218

Thành Tín



Các tin tiếp
TẠI SAO PHẢI HIỆU CHUẨN CÂN ĐỊNH KỲ   (18/3/2024)
ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI   (5/1/2024)
NÊN THAY LÕI LỌC NƯỚC ĐỊNH KỲ ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE   (29/11/2023)
Thí nghiệm vật liệu xây dựng tại Bình Thuận   (28/11/2023)
KIỂM ĐỊNH MÁY ĐO ĐIỆN TIM DÙNG TRONG Y TẾ   (22/11/2023)
Kiểm định đồng hồ đo nước tại Bình Thuận   (31/10/2023)
KIỂM ĐỊNH XITEC Ô TÔ   (16/10/2023)
TẠI SAO PHẢI KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG BÁNH TRUNG THU?   (20/9/2023)
KIỂM ĐỊNH MÁY ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT TẠI BÌNH THUẬN   (15/9/2023)
KIỂM ĐỊNH ÁP KẾ ĐỊNH KỲ   (15/9/2023)
Đo điện trở nối đất chống sét tại Bình Thuận   (11/9/2023)
Cần quan tâm nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày   (5/9/2023)
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng   (29/8/2023)
ĐƠN VỊ NÀO ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐO ĐIỆN TRỞ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỐNG SÉT   (28/8/2023)
Nhiễm khuẩn Listeria từ rau quả đông lạnh   (28/8/2023)
Thuốc bảo vệ thực vật - những vấn đề cần biết   (11/8/2023)
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tụ cầu vàng trong dịp hè   (2/8/2023)
Tăng cường quản lý về đo lường đối với phương tiện đo taximet   (19/7/2023)
Cẩn trọng khi dùng bún, phở   (4/7/2023)
Phân loại lao động theo điều kiện lao động   (6/6/2023)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG GẠO TRẮNG   (23/5/2023)
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG   (23/5/2023)
CẨN TRỌNG KHI DÙNG CHẤT CHẤT TẠO NGỌT TỔNG HỢP   (8/5/2023)
Tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm trong mùa nắng nóng   (21/4/2023)
Kiểm nghiệm chất lượng yến sào   (12/4/2023)
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT   (6/3/2023)
CẨN TRỌNG VỚI MÀU THỰC PHẨM   (17/2/2023)
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2023 CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT TCĐLCL   (8/2/2023)
KIỂM SOÁT VI SINH VẬT TRONG SẢN PHẨM MỸ PHẨM   (10/1/2023)
THỰC HIỆN MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG   (5/1/2023)
QUAN TRẮC VOCs TRONG KHÔNG KHÍ   (5/12/2022)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÁ DÙNG LIỀN   (2/12/2022)
KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI   (18/11/2022)
PHÂN TÍCH, KIỂM NGHIỆM KIM LOẠI NẶNG TRONG THỦY HẢI SẢN   (3/11/2022)
DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH BỂ ĐONG CỐ ĐỊNH KIỂU TRỤ NẰM NGANG (LẬP BAREM BỒN)   (3/11/2022)
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LĨNH VỰC Y TẾ   (4/10/2022)
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM   (4/10/2022)
SELEN LÀ GÌ? CHẤT SELEN CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?   (29/9/2022)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐỐI VỚI BÁNH TRUNG THU   (24/8/2022)
KHÓA ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỬ NGHIỆM, TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022   (10/8/2022)
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG   (4/7/2022)
TRIỂN KHAI KỸ THUẬT PHÂN TÍCH SẮC KÝ ION ĐỐI VỚI NƯỚC UỐNG, NƯỚC SINH HOẠT   (4/7/2022)
PHƯƠNG TIỆN ĐO TIÊU CỰ KÍNH MẮT BẮT BUỘC KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG   (8/6/2022)
HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG   (26/4/2022)
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT   (25/2/2022)
AN TOÀN CHÁY NỔ MÙA MƯA BÃO   (28/4/2021)
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG   (24/2/2021)
KIỂM ĐỊNH CÂN ĐIỆN TỬ   (27/1/2021)
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG GẠCH TERRAZZO   (16/12/2020)
KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT   (19/11/2020)
KIỂM ĐỊNH CÂN Ô TÔ – NĂNG LỰC CẦN ĐÁP ỨNG CỦA MỘT TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH THEO ĐLVN 13: 2019   (6/11/2020)
KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG NITRAT TRONG RAU QUẢ   (23/10/2020)
XÉT NGHIỆM TUYẾN TRÙNG TRONG ĐẤT   (10/9/2020)
CÓ NÊN SỬ DỤNG ĐƯỜNG HÓA HỌC ?   (6/8/2020)
Thử nghiệm vi sinh trong thực phẩm   (3/8/2020)
Chính phủ ban hành Nghị định Quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa   (8/5/2020)
Đảm bảo thực hiện kiểm định phương tiện đo dùng trong Y tế   (8/5/2020)
Thông báo của Trung tâm TĐC Bình Thuận   (5/4/2020)
Kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt   (18/12/2019)
Đo kiểm điện trở tiếp đất hệ thống chống sét các công trình trong tỉnh Bình Thuận   (26/8/2019)
Kiểm soát iot trong cuộc sống hàng ngày   (28/6/2019)
Chăn nuôi vẫn ngập kháng sinh   (28/6/2019)
Làm sao để kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu?   (28/6/2019)
Quyết định công nhận cơ sở hoạt động dịch vụ Quan trắc hiện trường và Phân tích Môi trường .   (23/4/2019)
Cung cấp Dịch vụ kiểm định Cân ô tô   (2/4/2019)
Kiểm định cân dùng trong hoạt động mua bán vàng và vàng trang sức mỹ nghệ   (27/8/2018)
Nước uống đóng chai an toàn phải qua hàng chục chỉ tiêu kiểm nghiệm trước khi lưu thông trên thị trường   (13/6/2018)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Chương trình đào tạo 6 tháng cuối năm 2018   (12/6/2018)
Sản xuất gạch không nung giải phóng tro xỉ nhà máy nhiệt điện   (9/5/2018)
Những điều cần biết về nước mắm khi sử dụng   (12/4/2018)
Thông báo dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giám sát chất lượng môi trường định kỳ.   (30/11/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL Bình Thuận thông báo áp dụng mức thuế suất thuế GTGT   (7/11/2017)
Ô nhiễm môi trường trong chế biến cao su   (7/11/2017)
Quy định mới về Kỹ thuật quan trắc môi trường   (18/10/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Năng lực thử nghiệm vật liệu xây dựng công trình   (18/10/2017)
Cảnh giác với bún, mì chứa hàn the đang gia tăng   (3/8/2017)
Kiểm soát hàm lượng Nitrit, Nitrat trong thực phẩm chế biến sẵn   (20/7/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Năng lực kiểm định hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường   (6/7/2017)
Kiểm soát chất lượng gạch ống không nung   (5/7/2017)
Kiểm soát Melamine trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi   (26/6/2017)
Cảnh giác với hóa chất độc ngâm rau quả   (26/6/2017)
Trung tâm Kỹ thuật TĐC: Chương trình đào tạo 6 tháng cuối năm 2017   (21/6/2017)
Sử dụng Trichlorfon trong bảo quản cá khô   (16/5/2017)
An toàn vệ sinh thực phẩm mùa nắng nóng   (9/5/2017)
Nâng cao kỹ năng diệt côn trùng nhà xưởng   (28/4/2017)
Kiểm soát hoạt chất Paraquat trong nguồn nước sinh hoạt   (28/4/2017)
Măng khô - Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng   (4/4/2017)
Ô nhiễm môi trường đất   (4/4/2017)
Nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng trong mỹ phẩm trôi nổi   (28/2/2017)
Cung cấp dịch vụ đo kiểm môi trường lao động   (22/2/2017)
Kiểm soát môi trường trong chế biến thủy sản   (6/2/2017)
Chloramine – Một số quan tâm khi sử dụng   (6/2/2017)
Nâng cao năng lực kiểm định đồng hồ nước lạnh   (2/12/2016)
Trung tâm kỹ thuật TC-ĐL-CL Mở rộng khả năng hiệu chuẩn phương tiện đo   (2/12/2016)
Đảm bảo đo lường trong việc sử dụng cân tại các siêu thị, trung tâm thương mại.   (2/11/2016)
Tư vấn và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng theo ISO 9001 cho cửa hàng kinh doanh xăng dầu   (25/10/2016)
Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ chứa thực phẩm   (25/10/2016)
Tác hại của Nitrate   (5/10/2016)
Đào tạo – dịch vụ mới của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL   (5/10/2016)