Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch nước ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu
Với sự phối hợp nhanh chóng của các bộ ngành, hiện những vướng mắc của các doanh nghiệp thủy sản đã được tháo gỡ

Để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, Bộ KH&CN đã kiến nghị với Bộ Tài chính giảm 50% mức phí cấp xác nhận sử dụng mã nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.



Theo Tổng cục Hải quan, thời gian vừa qua có một số doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa cung cấp được bằng chứng về việc sử dụng mã nước ngoài. Chính vì vậy, ngày 16/4/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 2417/TCHQ-ĐTCBL chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc xử lý vi phạm về sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng hóa xuất khẩu nên một số doanh nghiệp đã gặp vướng mắc khi xuất khẩu.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN) cho biết,  thông lệ quốc tế, khi đăng ký với GS1 (Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu), một doanh nghiệp sẽ được gán một tiền tố doanh nghiệp (GCP) đơn nhất trên toàn cầu và cho phép tạo ra các mã định danh GS1 đơn nhất khác. Do đó, các doanh nghiệp khác muốn sử dụng mã nước ngoài đã được đăng ký của doanh nghiệp chủ sở hữu mã thì phải được ủy quyền của doanh nghiệp này. Điều này tạo sự minh bạch, chống gian lận trong quá trình thương mại.

“Sau khi nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến việc sử dụng mã nước ngoài, Bộ KH&CN đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và làm việc với các bộ, ngành có liên quan để đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19″, bà Hương cho hay.

Theo đó,  Bộ KH&CN đề xuất phương án giải quyết thủ tục hành chính xác nhận sử dụng mã nước ngoài trong thời gian từ 5 ngay xuống 01 ngày làm việc. Đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính này trên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và nghiên cứu tích hợp với Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Yêu cầu một số Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận sử dụng mã nước ngoài.

Kiến nghị giảm 50% mức phí cấp xác nhận sử dụng mã nước ngoài. Ngày 26/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2020/TT-BTC (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020), trong đó quy định kể từ ngày 26/5/2020, phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài sẽ nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Hiện Bộ KH&CN đã có văn bản gửi Bộ Tài chính hướng dẫn rõ về bằng chứng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu (làm rõ quy định tại Khoản 2 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP), đồng thời đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan tăng cường thực hiện hậu kiểm việc sử dụng mã nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo VietQ.vn


Các tin tiếp
Nguyên nhân gây ra lãng phí sai lỗi, khuyết tật trong năng suất   (3/10/2024)
Chính thức thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT   (2/5/2024)
FSSC 22000 - giải pháp cho yêu cầu về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU   (21/12/2023)
Tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Lợi ích kép cho doanh nghiệp   (5/9/2023)
8 bước cơ bản để doanh nghiệp nâng cao năng suất khi áp dụng công cụ NSCL   (12/5/2023)
ISO 22000 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng   (28/9/2022)
4 nguyên tắc cốt lõi trong sử dụng công cụ quản lý MFCA   (13/9/2022)
Quản lý chuỗi cung ứng - giải pháp cho doanh nghiệp tối ưu hóa để duy trì tính cạnh tranh   (24/8/2022)
Công cụ kỹ thuật số - giúp doanh nghiệp cải tiến sản xuất, tăng năng suất   (16/8/2022)
Chìa khóa thúc đẩy công nghiệp kết nối cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (4/7/2022)
ISO 56000 - Bộ tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp thiết lập nền tảng để đổi mới   (4/7/2022)
Doanh nghiệp quản lý rủi ro về quyền riêng tư với ISO/IEC 27701   (30/11/2021)
ISO 56006 - Công cụ, phương pháp quản lý đổi mới trong doanh nghiệp   (29/11/2021)
Đội ngũ lãnh đạo - yếu tố quyết định áp dụng thành công công cụ, phương pháp cải tiến năng suất   (26/11/2021)
Đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro trong đại dịch Covid-19 với tiêu chuẩn ISO/PAS 45005   (18/8/2021)
Loạt tiêu chuẩn cải thiện môi trường, giúp định hình một tương lai bền vững   (10/6/2021)
Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng với tiêu chuẩn ISO 50003   (14/5/2021)
Tận dụng tối đa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001   (28/4/2021)
Các lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001   (19/11/2020)
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SẢN XUẤT THÔNG MINH THÔNG QUA BỘ CÔNG CỤ ViPA   (28/8/2020)
Thông báo: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã nước ngoài đối với hàng xuất khẩu   (26/8/2020)
Đáp ứng những thách thức về năng lượng với tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng   (22/7/2020)
Sự khác biệt trong quản lý chất lượng cho tổ chức với ISO 10081:2020   (26/6/2020)
Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch nước ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu   (1/6/2020)
ISO 22301:2012: Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp   (12/4/2020)
ISO 44001: Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh   (29/11/2019)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận quý I/2018 có nhiều khởi sắc   (21/2/2018)
Kết quả thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2017   (6/6/2017)