ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SẢN XUẤT THÔNG MINH THÔNG QUA BỘ CÔNG CỤ ViPA
Mô hình Bộ công cụ đánh giá ViPA

Triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng năng suất trong và sau dịch Covid-19 dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin” của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Năng suất Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp khác nhau trong đó có “Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số và sản xuất thông minh (ViPA)”.



Thời gian qua, dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chao đảo. Trước tình hình đó, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

Đây là giải pháp miễn phí đang được triển khai trực tuyến tại: http://vipa.vnpi.vn để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhìn nhận thực trạng về quản trị doanh nghiệp, năng suất, nền tảng hạ tầng và chuẩn bị các sáng kiến chuyển đổi doanh nghiệp thông qua việc tự đánh giá để nhận được khuyến nghị về tầm nhìn và lộ trình chuyển đổi phù hợp từ Viện Năng suất Việt Nam.

Vậy Bộ công cụ ViPA là gì, và tại sao sử dụng nó thì có thể đo lường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với chuyển đổi số và sản xuất thông minh?

Đây là một mô hình để đánh giá sự sẵn sàng - mức độ đáp ứng của doanh nghiệp trên hành trình đến với Công nghiệp 4.0 - của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Mô hình được xây dựng dựa trên bốn trụ cột chính:

- Quản lý doanh nghiệp

- Quản lý Năng suất

- Nền tảng cơ sở vật chất cho chuyển đổi số

- Sản xuất thông minh

Mỗi trụ cột này được chia thành 04 nội dung sâu hơn, lần lượt được đánh giá bằng 16 chỉ số thích hợp. 16 chỉ số này tạo thành cơ sở để đo mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp với chuyển đổi số và sản xuất thông minh. Dữ liệu được sử dụng trong bộ công cụ này được thu thập thông qua cuộc khảo sát online của doanh nghiệp. Trong trường hợp Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chí, chuyên gia của Viện Năng suất sẽ tiến hành đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp và tư vấn cho doanh nghiệp về lộ trình tiến tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 cấp độ (1 đến 5) bao gồm các yêu cầu tối thiểu phải được đáp ứng để hoàn thành cấp độ. Cấp độ 1 mô tả những những doanh nghiệp không làm gì hoặc rất ít/ hoặc chưa có nền tảng gì để chuẩn bị cho chuyển đổi số. Cấp độ 5 mô tả những doanh nghiệp thực hành tốt nhất - những doanh nghiệp đã thực hiện thành công tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chuyển đổi số. Cấp độ 5 của mô hình cũng mô tả trạng thái thực hiện đầy đủ tầm nhìn mục tiêu - khi toàn bộ chuỗi giá trị được tích hợp trong thời gian thực và có thể tương tác với nhau.  

Tầm nhìn 4.0 và lộ trình để đạt được tầm nhìn này sẽ khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp. Không phải mọi doanh nghiệp đều có tham vọng ngắn hạn là thực hiện tầm nhìn mục tiêu đầy đủ của công nghiệp 4.0. Các Doanh nghiệp xác định các mục tiêu tạm thời và cuối cùng của họ dựa trên nền tảng và hiện trạng của chính họ. Vì lý do này, mô hình cho phép phân biệt rõ ràng bởi các khía cạnh đã nói ở trên.

Để đánh giá trụ cột quản lý doanh nghiệp phải thông qua 4 nội dung: sự lãnh đạo, khách hàng, nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới.

Về trụ cột quản lý năng suất, Doanh nghiệp hướng đến Công nghiệp 4.0 luôn lấy Năng suất, chất lượng làm giá trị cốt lõi của doanh nghiêp, đồng thời khám phá các cơ hội nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp thông qua các quá trình sản xuất hiệu quả và thông minh hơn. Có 04 yếu tố về Quản lý năng suất của doanh nghiệp được đánh giá, đó là: Tiêu chuẩn/ Công cụ quản lý, Mức độ áp dụng, Kiểm soát quá trình, Đo lường hiệu suất.

Về trụ cột nền tảng kỹ thuật số: Các DN muốn kỳ vọng tạo ra bước đột phá trong việc mở rộng quy mô kinh tế và tăng năng suất nhờ những tiến bộ công nghệ thì đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số được cho là sẽ thay đổi hầu hết các hình thức sản xuất và thương mại truyền thống cũng như định hình lại nền kinh tế thế giới. Do đó, chuyển đổi kỹ thuật số đã trở thành xu hướng phát triển chính của nhiều quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. 04 yếu tố đánh giá trụ cột này bao gồm: Nền tảng cơ sở vật chất,  Chiến lược cho chuyển đổi số của doanh nghiệp, Ứng dụng CNTT để chuyển đổi số trong doanh nghiệp, Quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo trong DN.

Và trụ cột cuối cùng các doanh nghiệp phải đánh giá là Trụ cột Sản xuất thông minh. Việc áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, nhờ đó tiết kiệm được nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí nhân công cho từng sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế và giải phóng sức lao động. Sản xuất thông minh bao gồm các dây chuyền sản xuất, trang thiết bị công nghệ máy móc thông minh và hệ thống quản lý điều hành thông minh (nhân lực trình độ cao). Các doanh nghiệp sản xuất phải tích hợp được 2 phần này để tạo nên các nhà máy thông minh. Các tiêu chí cần thiết để đánh giá như: Sử dụng hệ thống cảm biến để giám sát quá trình (sensor), Xây dựng các giải pháp CNTT để khai thác và quản lý dữ liệu, Tổng hợp và xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng dự toán đám mây, Ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 để khai thác dữ liệu, quản lý doanh nghiệp.

Thời gian Viện Năng suất Việt Nam triển khai Bộ công cụ này đến doanh nghiệp là từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020.

Phạm vi triển khai: Trên toàn quốc

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận thông tin về Bộ công cụ ViPA đến các doanh nghiệp của tỉnh được biết và đăng ký triển khai. Các doanh nghiệp nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về Chương trình, xin vui lòng liên hệ:

Chi nhánh Viện Năng Suất Việt Nam - Chi Nhánh TPHCM

Địa chỉ: 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Điện thoại: (028) 3910 4561

Email: careline@vnpi-hcm.vn

Hoặc liên hệ Phòng TBT – Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận. Điện thoại: 0252. 3754042

                                                                                                         Tú Oanh

Phòng TBT


Các tin tiếp
Nguyên nhân gây ra lãng phí sai lỗi, khuyết tật trong năng suất   (3/10/2024)
Chính thức thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT   (2/5/2024)
FSSC 22000 - giải pháp cho yêu cầu về an toàn thực phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU   (21/12/2023)
Tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Lợi ích kép cho doanh nghiệp   (5/9/2023)
8 bước cơ bản để doanh nghiệp nâng cao năng suất khi áp dụng công cụ NSCL   (12/5/2023)
ISO 22000 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng   (28/9/2022)
4 nguyên tắc cốt lõi trong sử dụng công cụ quản lý MFCA   (13/9/2022)
Quản lý chuỗi cung ứng - giải pháp cho doanh nghiệp tối ưu hóa để duy trì tính cạnh tranh   (24/8/2022)
Công cụ kỹ thuật số - giúp doanh nghiệp cải tiến sản xuất, tăng năng suất   (16/8/2022)
Chìa khóa thúc đẩy công nghiệp kết nối cho doanh nghiệp nhỏ và vừa   (4/7/2022)
ISO 56000 - Bộ tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp thiết lập nền tảng để đổi mới   (4/7/2022)
Doanh nghiệp quản lý rủi ro về quyền riêng tư với ISO/IEC 27701   (30/11/2021)
ISO 56006 - Công cụ, phương pháp quản lý đổi mới trong doanh nghiệp   (29/11/2021)
Đội ngũ lãnh đạo - yếu tố quyết định áp dụng thành công công cụ, phương pháp cải tiến năng suất   (26/11/2021)
Đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro trong đại dịch Covid-19 với tiêu chuẩn ISO/PAS 45005   (18/8/2021)
Loạt tiêu chuẩn cải thiện môi trường, giúp định hình một tương lai bền vững   (10/6/2021)
Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng với tiêu chuẩn ISO 50003   (14/5/2021)
Tận dụng tối đa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001   (28/4/2021)
Các lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001   (19/11/2020)
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CỦA DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SẢN XUẤT THÔNG MINH THÔNG QUA BỘ CÔNG CỤ ViPA   (28/8/2020)
Thông báo: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã nước ngoài đối với hàng xuất khẩu   (26/8/2020)
Đáp ứng những thách thức về năng lượng với tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng   (22/7/2020)
Sự khác biệt trong quản lý chất lượng cho tổ chức với ISO 10081:2020   (26/6/2020)
Tháo gỡ khó khăn về mã số mã vạch nước ngoài cho doanh nghiệp xuất khẩu   (1/6/2020)
ISO 22301:2012: Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp   (12/4/2020)
ISO 44001: Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh   (29/11/2019)
Xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận quý I/2018 có nhiều khởi sắc   (21/2/2018)
Kết quả thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ 6 tháng đầu năm 2017   (6/6/2017)