Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu

Để hàng hóa của Việt Nam dễ dàng lên kệ hàng của các quốc gia, sản phẩm xuất khẩu cần phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu, trong đó thực hiện truy xuất nguồn gốc phải được triển khai một cách đầy đủ.



Gần đây, các cơ quan chức năng Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc với các loại hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam theo lộ trình là mít và dưa hấu, sau đó là sầu riêng, nhãn, thanh long, xoài, chôm chôm, chuối, vải và thủy sản.

Trước thực trạng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (NBC), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thực hiện chuỗi sự kiện triển khai đánh giá mã vùng, vùng trồng, mã xưởng, kê khai thông tin sản phẩm, cung cấp tem truy xuất nguồn gốc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong việc xuất khẩu chính ngạch nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Xoài là một trong 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc phải được truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Bài 1: ‘Hàng rào’ truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông, thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc

Những năm gần đây, Trung Quốc có quy định, yêu cầu cao về kiểm nghiệm kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa, chứng nhận chất lượng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, sâu bệnh... đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, việc đáp ứng các yêu cầu, quy định nêu trên là điều kiện tiên quyết nếu hàng nông, thủy sản Việt Nam muốn xuất khẩu thành công sang thị trường này.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ hàng nông, thủy sản số 1 của Việt Nam chiếm tỷ trọng 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước năm 2018. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu ngày càng chặt chẽ được ra với hàng xuất khẩu vào Trung Quốc.

Theo cam kết khi gia nhập các tổ chức quốc tế và khuôn khổ luật pháp quốc tế, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu nhằm bảo hộ thị trường và ngành sản xuất trong nước, đối với những lô hàng ngoài hạn ngạch nhập khẩu sẽ bị áp thuế rất cao so với hàng nhập khẩu trong hạn ngạch.

Tháng 5/2018, phía Trung Quốc phát đi thông tin sẽ siết chặt quy định, yêu cầu với trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói. Đây là 2 yêu cầu xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc. Hiện nay, có 9 loại quả của Việt Nam gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Toàn quốc có 1.300 mã số vùng trồng và trên 1.435 mã số cơ sở đóng gói được cấp.
Với trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, các yêu cầu về cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số. Trung Quốc chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác. Tuy nhiên, khả năng cao phía Trung Quốc sẽ dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc sẽ cho dừng lại các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt. Cục Bảo vệ thực vật đã cảnhbáođến tất cả các tỉnh và cơ sở đóng gói để chủ động thực hiện khi phía Trung Quốc yêu cầu.

(Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT)

Mặt khác, việc mở cửa thị trường các quốc gia này cho mặt hàng nông sản xuất khẩu như mặt hàng trái cây của Việt Nam cũng cần trải qua quy trình về đánh giá rủi ro dịch bệnh và căn cứ theo thứ tự ưu tiên đối với từng mặt hàng riêng lẻ với thời gian dài trước khi có thể ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính thức.

Ngoài một số quy định theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng đưa ra một số yêu cầu riêng biệt hoặc siết chặt việc thực thi các quy định đã ban hành trước đây đối với nông, thủy sản nhập khẩu.

Cụ thể, chỉ định cửa khẩu nhập khẩu, bao gồm cửa khẩu đường bộ, hàng không và đường thủy đối với các mặt hàng cụ thể như trái cây, thủy sản, lương thực... Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với nông thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Nông sản, thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Trung Quốc, luôn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Trung Quốc cũng đồng thời là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm bình quân khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của nước ta ra thế giới. Trong đó, có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch lớn như rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sản.

Từ năm 2018 đến nay, sau khi sắp xếp lại các cơ quan trực thuộc Chính phủ, theo đó, hệ thống các cơ quan kiểm nghiệm - kiểm dịch được sáp nhập vào Tổng cục Hải quan Trung Quốc, phía Trung Quốc đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm thực thi nghiêm túc và đầy đủ các quy định mà Trung Quốc đã ban hành từ lâu về kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác... Đây là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị chững lại và giảm trong 02 năm trở lại đây sau nhiều năm tăng trưởng khá.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, các quy định của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, bao bì, tem nhãn hàng hóa... đối với nông sản, thủy sản nhập khẩu đều là những yêu cầu cơ bản và được phép áp dụng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều đã và đang áp dụng các biện pháp tương tự để kiểm soát chất lượng nông thủy sản nhập khẩu, qua đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

“Việc Trung Quốc thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định này trước mắt có thể ảnh hưởng tới một số nông thủy sản của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức "trao đổi cư dân biên giới", nhưng về lâu dài sẽ góp phần tạo động lực để các địa phương và người nông dân nước ta tổ chức lại sản xuất theo hướng coi trọng tối đa các quyền cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam cũng như quốc tế, trong đó có quyền được an toàn và quyền được thông tin đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa mà họ mua”, ông Phong cho biết.

Chia sẻ tại hội thảo “Các yêu cầu liên quan đến Truy xuất nguồn gốc mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc” được Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức, ông Trần Minh Hồng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Chứng nhận và kiểm định Trung Quốc (CCIC) cũng cho biết, từ năm 2011 Trung Quốc đã có quy định và chính sách truy xuất nguồn gốc. Năm 2018 Trung Quốc chính thức thiết lập luật truy xuất tại quốc gia này.

"Để điều chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến việc quản lý truy xuất nguồn gốc mặt hàng trái cây nhập khẩu, từ ngày 1/4/2018 doanh nghiệp nhập khẩu phải báo cáo cho cửa khẩu nhập cảnh các tài liệu quản lý truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nhập khẩu. Từ 1/5/2018 trái cây nhập khẩu phải được kiểm tra thực tế, trái cây nào không có thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng trên bao bì sẽ được xem là sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, sẽ được trả lại hoặc tiêu hủy theo quy định", ông Hồng cho hay.

Là đơn vị được giao đầu mối chủ trì, triển khai Đề án 100 về truy xuất nguồn gốc của Chính phủ, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH&CN) thờ gian qua đã bắt tay triển khai, phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan cùng tìm phương án tháo gỡ khó khăn, rào cản cho nông sản xuất khẩu ra thị trường Trung Quốc.

Theo ông Bùi Bá Chính – Phó giám đốc Phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, đơn vị này đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với CCIC để cùng xây dựng và khai thác hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc vào hồi tháng 7/2019 là một bước triển khai rất tích cực của Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động giúp thuận lợi hóa cho hoạt động xuất khẩu.

"Bước đầu, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam sẽ được thực hiện trên các mặt hàng trái cây. Các loại trái cây Trung Quốc đã yêu cầu sẽ được áp dụng thực hiện theo lộ trình: mít và dưa hấu, sau đó là sầu riêng, nhãn, thanh long, xoài, chôm chôm, chuối, vải. Riêng thủy sản năm 2020 sẽ được triển khai", ông Chính cho biết.

(còn tiếp)

Theo VietQ.vn


Các tin tiếp
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2023   (11/1/2024)
Đào tạo về KPI cho Công ty CP Dược và Vật tư y tế Bình Thuận   (14/6/2023)
Bình Thuận: Tổ chức đào tạo nâng cao năng suất chất lượng trong 4 tháng đầu năm 2023   (20/4/2023)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (4/4/2023)
Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam   (16/2/2023)
Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất   (3/2/2023)
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2022   (12/1/2023)
Đào tạo Kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (11/8/2022)
Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy   (10/8/2022)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2022)
Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu   (15/2/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo ISO TCVN 13485   (5/1/2022)
Năng suất chất lượng – 'đòn bẩy' tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp   (18/11/2021)
Tiêu chuẩn – công cụ kết nối ‘nhà máy ảo’ và ‘nhà máy thực’ trong sản xuất thông minh   (18/8/2021)
ISO 23592 - Tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt về dịch vụ cho tổ chức   (30/7/2021)
Bình Thuận triển khai thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”   (1/4/2021)
Cải thiện quản lý dự án với bộ tiêu chuẩn ISO 21500   (26/3/2021)
ISO/TS 22163: Quản lý chất lượng cho ngành đường sắt   (5/3/2021)
ISO /PAS 45005 - An toàn làm việc trong bối cảnh COVID-19   (24/2/2021)
Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (22/2/2021)
Hỗ trợ 111,28 triệu đồng cho 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (12/1/2021)
Những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng   (12/11/2020)
Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (21/10/2020)
Hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Chiến Thắng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (2/10/2020)
Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000   (17/9/2020)
Bình Thuận: Xét chọn hồ sơ đề nghị nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2020   (27/8/2020)
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế   (6/8/2020)
ÁP DỤNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 13485 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001   (16/7/2020)
Thông báo v/v Hoãn tổ chức lớp Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu và Hội nghị tập huấn phổ biến Đề án truy xuất nguồn gốc   (10/7/2020)
Thông báo đăng ký nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong năm 2020 (lần 2)   (10/7/2020)
Tạo nền tảng kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho hàng xuất khẩu ‘bay xa’   (7/7/2020)
Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu   (2/7/2020)
Thông báo về việc tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu   (26/6/2020)
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG   (2/6/2020)
Thêm 3 tiêu chuẩn quốc gia mới về truy xuất nguồn gốc   (2/6/2020)
Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (29/4/2020)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19   (27/4/2020)
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc   (24/4/2020)
Bài toán năng suất, chất lượng và 'chìa khóa 712'   (14/4/2020)
Chương trình 712: Tạo lập nền tảng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (17/3/2020)
ISO 16106: Công cụ đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa nguy hiểm   (19/2/2020)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình nâng cao năng suất chất lượng năm 2020   (13/2/2020)
Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới   (21/11/2019)
Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn   (1/11/2019)
Đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH Hải Nam   (30/9/2019)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung   (30/9/2019)
Đào tạo về TPM và KPI cho Công ty TNHH may Thuận Tiến   (1/8/2019)
UBND tỉnh tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2019)
Đào tạo Lean cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (1/8/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (25/7/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (20/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018 (đợt 2)   (12/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018   (17/1/2018)
Chi cục TC-ĐL-CL: Đào tạo ISO 9001:2015, 5S cho 02 doanh nghiệp   (21/12/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Hỗ trợ đào tạo về ISO 9001:2015 cho 02 doanh nghiệp   (8/11/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo Cập nhật kiến thức và kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015   (27/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 3)   (18/10/2017)
Bình Thuận: Hỗ trợ 128 triệu đồng cho 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (6/10/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo 5S cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn   (3/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 2)   (11/8/2017)
Xét chọn hỗ trợ 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (21/7/2017)
Những khó khăn doanh nghiệp Việt thường gặp phải khi áp dụng TQM   (29/5/2017)
12 bước giúp doanh nghiệp áp dụng thành công HACCP   (5/4/2017)
Soát xét tiêu chuẩn ISO 31000: hướng tới sự súc tích và rõ ràng   (21/3/2017)
Mức chi hỗ trợ thực hiện nâng cao năng suất – chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận   (21/3/2017)
Những hạn chế cần khắc phục khi áp dụng KPI tại doanh nghiệp   (23/2/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017   (14/2/2017)
Bình Thuận: Tổ chức hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020   (20/12/2016)
Hướng dẫn thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn 2016-2020   (14/11/2016)
Ban hành Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020”   (17/10/2016)