Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam
(VietQ.vn) - Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể, trong đó có tiêu chuẩn ISO 21001:2018 được ban hành để áp dụng cho hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục.

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO, International Organization for Standardization) được thành lập vào năm 1947, là tổ chức quốc tế độc lập và phi chính phủ, hiện có trên 167 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Sứ mệnh của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm, kể cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

Sau hơn 75 năm thành lập, đến nay, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã ban hành hơn 24.609 tiêu chuẩn cho mọi lĩnh vực, trong đó có bộ tiêu chuẩn ISO 9000, là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng nó có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng và các bên quan tâm.

Trên cơ sở nền tảng tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể, trong đó có tiêu chuẩn ISO 21001:2018 được ban hành để áp dụng cho hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục.

Theo Báo cáo kết quả khảo sát năm 2021 về tình hình áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế công bố tháng 9/2022, số lượng giấy chứng nhận Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001 đối với tổ chức giáo dục trên toàn thế giới chưa xuất hiện trong dữ liệu được công bố nêu trên và có lẽ số giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 còn thấp hơn 136 – là số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO 44001:2017, như kết quả dưới đây:

(Nguồn: https://www.iso.org/the-iso-survey.html) 

Theo số liệu từ https://www.webometrics.info/en/distribution_by_country, tính đến tháng 7/2021, trên toàn thế giới có 31.097 trường Đại học. Tuy nhiên, số trường Đại học (kể cả các trường cấp phổ thông) trên thế giới đã áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 21001:2018 không nhiều, dựa trên dữ liệu khảo sát trên Google, Côc Côc với từ khóa ISO 21001:2018 “Certificate”, chỉ xuất hiện rất ít hình ảnh về giấy chứng nhận ISO 21001:2018 (như giấy chứng nhận do COAE cấp cho Sheoran International School tại Ấn Độ, do Quality Control Certification cấp cho Stock Phoenix tại Ấn Độ, do QCAS cấp cho Kamchan Shree Industrial & Vocational Training Centre tại Ấn Độ, do Progressive International Certifications LTD cấp cho Dr. A.P.I Abdul Kalam University, Inc tại Mỹ…).

Còn tại Việt Nam, hiện nay, theo dữ liệu từ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://www.moet.gov.vn), thống kê giáo dục cập nhật đến 28/6/2021, tại Việt Nam hiện có:

- 237 trường đại học, học viện, trong đó công lập có 172 cơ sở và ngoài công lập (tức tư thục hoặc 100% nước ngoài) có 65 cơ sở và chưa bao gồm các cơ sở thuộc khối An ninh và Quốc phòng.

- 440 trường cao đẳng, trong đó cao đẳng chuyên nghiệp công lập có 213 cơ sở, cao đẳng nghề có 186 cơ sở và ngoài công lập có 41 cơ sở.

- 376 trường trung cấp nghề.

- 2.842 trường trung học phổ thông.

- 10.770 trường trung học cơ sở, trong đó cơ sở công lập là 10.715, tư thục là 55.

- 13.970 trường tiểu học.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng và toàn diện của xã hội, trong nhiều thập niên qua, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam đã không ngừng đổi mới chương trình dạy và học, đổi mới mô hình quản lý hệ thống giáo dục quốc dân theo các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp…

Một trong những đổi mới của hoạt động quản lý giáo dục trong thời gian qua ở Việt Nam là hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Theo Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019, “Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành”.

Theo Luật Giáo dục 2019 (Điều 110), kiểm định chất lượng giáo dục hướng tới các mục tiêu sau:

a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;

b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;

c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;

d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây (Điều 110 của Luật Giáo dục 2019):

a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;

b) Trung thực, công khai, minh bạch;

c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

Cũng theo Điều 110 của Luật Giáo dục 2019, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

a) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

b) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, cần căn cứ theo:

- Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 quy định tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học (gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí);

- Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 quy định tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp, trong đó có nhiều mức và các tiêu chí khác nhau cho từng cấp;

- Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (gồm 4 mức với 5 tiêu chuẩn cho từng mức);

- Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày ngày 22 tháng 8 năm 2018 quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

- Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (gồm 08 tiêu chí).

Khi so sánh tiêu chuẩn ISO 21001 với các tiêu chuẩn và tiêu chí của các Thông tư nêu trên về kiểm định chất lượng giáo dục, có một số điểm giống và khác nhau cơ bản như sau:

- Giống nhau: Về đối tượng đều không phân biệt tổ chức giáo dục, quy mô và phạm vi; về mục tiêu đều hướng tới bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục; về nguyên tắc đều hướng tới tính khách quan, đúng pháp luật, công khai, minh bạch và bình đẳng…

- Khác nhau: ISO 21001 cung cấp công cụ quản lý chung cho các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ giáo dục (kể cả cơ quan đào tạo chuyên môn) có thể đáp ứng yêu cầu của người học và các bên hưởng lợi khác, chứng tỏ khả năng của mình trong việc hỗ trợ đạt được và phát triển năng lực thông qua giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu. Tiêu chuẩn này không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho tổ chức giáo dục phải thực hiện và đáp ứng mà chỉ đưa ra các yêu cầu chung.

Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này là mang tính tự nguyện, có tính linh hoạt phù hợp với từng tổ chức giáo dục, không có tính bắt buộc đối với tổ chức giáo dục, có thể tự xây dựng và áp dụng mà không nhất thiết phải sử dụng dịch vụ tư vấn và đánh giá chứng nhận.

Tiêu chuẩn ISO 21001:2018 được ban hành để áp dụng cho hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục. 

Với số lượng cơ sở giáo dục nhiều như đã nêu trên, nhưng đến nay, chỉ có một số ít trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp và trung học phổ thông ở Việt Nam đã xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (theo dữ liệu của QUACERT, đến nay, số trường đại học ở Việt Nam được QUACERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 gồm 14 trường đại học hoặc trung tâm/viện trực thuộc trường đại học, 03 học viện, 08 viện nghiên cứu, 17 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp và 02 trường trung học phổ thông).

Theo dữ liệu khảo sát ngẫu nhiên bởi Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) từ 63 tổ chức giáo dục trong cả nước ttrong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 12/2022, từ cấp Trung học Cơ sở, Trung học phổ thông, Phổ thông nhiều cấp, Trung cấp nghề, Cao đẳng và Đại học cho thấy:

a) Tất cả các trường đều đã áp dụng bộ tiêu chí và tiêu chuẩn chất lượng theo các Thông tư liên quan tương ứng (như Thông số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 đối với cấp Đại học; Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 đối với cấp Cao đẳng, Trung cấp nghề và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 đối với cấp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Phổ thông nhiều cấp), nhưng kết quả khảo sát cho thấy điểm khảo sát theo các bộ tiêu chí và tiêu chuẩn tương ứng với các thông tư nêu trên ở mức dao động khá lớn, có trường chỉ đạt mức 50% điểm chất lượng so với thang điểm tối đa, nhưng ngược lại, tỷ lệ số trường được đánh giá đạt 100% chiếm tới 23,81% tổng số trường khảo sát (tương đương 15/63 trường được khảo sát).

b) Tỷ lệ thông tin các trường biết về các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và/ hoặc ISO 21001 rất thấp, chỉ đạt 12,70% (8/63 trường).

c) Tỷ lệ các trường đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc ISO 21001 cũng rất thấp, chỉ đạt 7,94% (5/63 trường, trong đó có 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng và 02 trường Trung học cơ sở, không có trường Trung học phổ thông và trường Trung cấp nghề nào). Trong số 5 trường nêu trên, chỉ có 01 trường đang chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng từ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sang tiêu chuẩn ISO 21001:2018.

d) Tỷ lệ số trường chưa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chiếm tới 92,06%, tương đương 58/63 trường được khảo sát. Tuy nhiên, số trường có định hướng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và/ hoặc tiêu chuẩn ISO 21001 rất thấp, chỉ có 15,52% (tương đương 9/58 trường chưa áp dụng hệ thống quản lý), trong đó có tới 66,67% (tương đương 6/9 trường) định hướng tới 2025 mới xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001.

e) Tỷ lệ các trường thực hiện khảo sát ý kiến về chất lượng dạy và học, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển… đối với giáo viên/ giảng viên của nhà trường đạt 100% cho mọi cấp học.

f) Tỷ lệ các trường thực hiện khảo sát ý kiến đối với sinh viên đang học, sau tốt nghiệp và khảo sát doanh nghiệp sử dụng lao động là các cựu sinh viên đạt tỷ lệ 100% (tức 08/ 08 trường) ở cấp Trung cấp nghề, Cao đẳng và Đại học.

Nhưng tỷ lệ các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở thực hiện khảo sát ý kiến đối với học sinh đang học và sau tốt nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ ở mức 6,35% (tương đương 4/63 trường được khảo sát). Số còn lại bao gồm không khảo sát hoặc không cung cấp thông tin có khảo sát hay không (không có xác nhận Có hoặc Không khảo sát).

g) Thông tin về tình trạng và tỷ lệ phàn nàn/ khiếu nại từ học sinh, sinh viên và/hoặc phụ huynh hầu như không có trường nào ghi nhận và/hoặc ghi nhận bằng “0%”.

Về nguyên nhân của tình trạng tiêu chuẩn ISO 21001 chậm được phổ biến và áp dụng đối với các tổ chức giao dục, có thể do:

- Hoạt động truyền thông, phổ biến của tổ chức ISO về tiêu chuẩn ISO 21001 chưa hiệu quả;

- Các tổ chức tư vấn và tổ chức chứng nhận chưa thực sự quan tâm đến tiêu chuẩn này;

- Đa số tổ chức giáo dục thực hiện hoạt động quản lý theo kinh nghiệm tích lũy trong thực tế và/ hoặc theo một số mô hình học tập từ các tổ chức xuất sắc, hoạt động giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm nhiều và có tính hệ thống đến các yếu tố liên quan khác ảnh hướng đến chất lượng giáo dục;

- Đối với các tổ chức giáo dục công lập (thậm chí kể cả các tổ chức giáo dục dân lập/ tư thục), hệ thống quản lý thường theo mô hình mang nặng tính hành chính, được quy định cứng nhắc và chưa thực sự phù hợp bởi cơ quan quản lý giáo dục của các quốc gia;

- Nói chung, đa số các tổ chức giáo dục chưa biết và chưa quan tâm đến hệ thống quản lý theo mô hình của tiêu chuẩn ISO 21001;

- Các cơ quan quản lý như Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ chuyên ngành quản lý các tổ chức giáo dục trực thuộc như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường… có thể chưa biết, chưa hiểu mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001 nên chưa có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích các tổ chức giáo dục xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn này;

- Hoặc tổ hợp nhiều nguyên nhân nêu trên…

Mặc dù số phiếu khảo sát thu được chưa nhiều, nhưng dữ liệu khảo sát nêu trên cũng cho thấy sơ bộ về thực trạng và nhu cầu tự thân của các tổ chức giáo dục trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001 còn nhiều hạn chế.

Trong quá khứ, đã có nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam từng trong tình trạng trì trệ, quan liêu và có nhiều hạn chế kéo dài trong nhiều thập kỷ như nền hành chính quốc gia (với nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, không minh bạch…) hay lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa được xem trọng trong quá trình phát triển kinh tế (tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí từ nông thôn đến thành thị đã từng rất nhức nhối trong thời gian qua), hoặc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh doanh trang thiết bị y tế cũng đã từng gặp khó khăn trước năm 2016, hoặc trình độ quản trị, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam rất yếu kém trước khi các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO như ISO 9001, ISO 22000 được du nhập vào Việt Nam.

Để khắc phục các tình trạng nêu trên, trong lĩnh vực cải cách hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006, tiếp theo là Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 và Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 về việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, TCVN ISO 9001:2008 và nay là TCVN ISO 9001:2015 (sau đây viết tắt chung là TCVN ISO 9001) trong các cơ quan hành chính từ cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trong cả nước. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong việc cải cách nền hành chính quốc gia, góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao sự thỏa mãn của tổ chức và công dân trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính…

Tương tự, để nâng cao trách nhiệm và thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, trong đó quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hoặc theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 và nay là Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 quy định các cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm trang thiết bị y tế bắt buộc phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 13485…

Để thay đổi và thúc đẩy các tổ chức giáo dục nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001, thiết nghĩ Chính phủ và các Bộ chuyên ngành cần có chính sách thích hợp trong việc quy định, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức giáo dục xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO 21001 tương tự như các quy định nêu trên áp dụng cho các cơ quan hành chính, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hay các cơ sở sản xuất và kinh doanh trang thiết bị y tế.

Làm được như vậy sẽ giúp cho các tổ chức giáo dục quan tâm, quyết tâm và đầu tư các nguồn lực cần thiết (bao gồm thời gian, nhân lực, tài chính, đào tạo…) cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo mô hình của tiêu chuẩn ISO 21001 như là một định hướng chiến lược lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thoả mãn nhu cầu của người học và các bên hưởng lợi, quản lý tối ưu các quá trình giáo dục, mang lại hiệu lực và hiệu quả cao hơn, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh của tổ chức giáo dục… Từ đó nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà, tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia, có khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường cạnh tranh trong “thế giới phẳng” ngày nay.

Nhóm tác giả Trung tâm Quacert


Các tin tiếp
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2023   (11/1/2024)
Đào tạo về KPI cho Công ty CP Dược và Vật tư y tế Bình Thuận   (14/6/2023)
Bình Thuận: Tổ chức đào tạo nâng cao năng suất chất lượng trong 4 tháng đầu năm 2023   (20/4/2023)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (4/4/2023)
Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam   (16/2/2023)
Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất   (3/2/2023)
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2022   (12/1/2023)
Đào tạo Kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (11/8/2022)
Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy   (10/8/2022)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2022)
Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu   (15/2/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo ISO TCVN 13485   (5/1/2022)
Năng suất chất lượng – 'đòn bẩy' tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp   (18/11/2021)
Tiêu chuẩn – công cụ kết nối ‘nhà máy ảo’ và ‘nhà máy thực’ trong sản xuất thông minh   (18/8/2021)
ISO 23592 - Tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt về dịch vụ cho tổ chức   (30/7/2021)
Bình Thuận triển khai thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”   (1/4/2021)
Cải thiện quản lý dự án với bộ tiêu chuẩn ISO 21500   (26/3/2021)
ISO/TS 22163: Quản lý chất lượng cho ngành đường sắt   (5/3/2021)
ISO /PAS 45005 - An toàn làm việc trong bối cảnh COVID-19   (24/2/2021)
Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (22/2/2021)
Hỗ trợ 111,28 triệu đồng cho 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (12/1/2021)
Những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng   (12/11/2020)
Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (21/10/2020)
Hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Chiến Thắng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (2/10/2020)
Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000   (17/9/2020)
Bình Thuận: Xét chọn hồ sơ đề nghị nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2020   (27/8/2020)
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế   (6/8/2020)
ÁP DỤNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 13485 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001   (16/7/2020)
Thông báo v/v Hoãn tổ chức lớp Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu và Hội nghị tập huấn phổ biến Đề án truy xuất nguồn gốc   (10/7/2020)
Thông báo đăng ký nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong năm 2020 (lần 2)   (10/7/2020)
Tạo nền tảng kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho hàng xuất khẩu ‘bay xa’   (7/7/2020)
Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu   (2/7/2020)
Thông báo về việc tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu   (26/6/2020)
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG   (2/6/2020)
Thêm 3 tiêu chuẩn quốc gia mới về truy xuất nguồn gốc   (2/6/2020)
Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (29/4/2020)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19   (27/4/2020)
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc   (24/4/2020)
Bài toán năng suất, chất lượng và 'chìa khóa 712'   (14/4/2020)
Chương trình 712: Tạo lập nền tảng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (17/3/2020)
ISO 16106: Công cụ đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa nguy hiểm   (19/2/2020)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình nâng cao năng suất chất lượng năm 2020   (13/2/2020)
Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới   (21/11/2019)
Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn   (1/11/2019)
Đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH Hải Nam   (30/9/2019)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung   (30/9/2019)
Đào tạo về TPM và KPI cho Công ty TNHH may Thuận Tiến   (1/8/2019)
UBND tỉnh tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2019)
Đào tạo Lean cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (1/8/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (25/7/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (20/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018 (đợt 2)   (12/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018   (17/1/2018)
Chi cục TC-ĐL-CL: Đào tạo ISO 9001:2015, 5S cho 02 doanh nghiệp   (21/12/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Hỗ trợ đào tạo về ISO 9001:2015 cho 02 doanh nghiệp   (8/11/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo Cập nhật kiến thức và kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015   (27/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 3)   (18/10/2017)
Bình Thuận: Hỗ trợ 128 triệu đồng cho 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (6/10/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo 5S cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn   (3/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 2)   (11/8/2017)
Xét chọn hỗ trợ 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (21/7/2017)
Những khó khăn doanh nghiệp Việt thường gặp phải khi áp dụng TQM   (29/5/2017)
12 bước giúp doanh nghiệp áp dụng thành công HACCP   (5/4/2017)
Soát xét tiêu chuẩn ISO 31000: hướng tới sự súc tích và rõ ràng   (21/3/2017)
Mức chi hỗ trợ thực hiện nâng cao năng suất – chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận   (21/3/2017)
Những hạn chế cần khắc phục khi áp dụng KPI tại doanh nghiệp   (23/2/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017   (14/2/2017)
Bình Thuận: Tổ chức hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020   (20/12/2016)
Hướng dẫn thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn 2016-2020   (14/11/2016)
Ban hành Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020”   (17/10/2016)