Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy

(VietQ.vn) - Trong sản xuất thông minh, quy trình Thiết kế và cải tiến nhà máy (FDI) cùng với các hệ thống điều khiển sản xuất cho phép phân tích chức năng của công cụ, phần mềm và các tiêu chuẩn để cải tiến cơ sở hiện có hoặc thiết kế nhà máy mới. Ở giai đoạn ban đầu, các công cụ phần mềm thương mại có sẵn có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiếp tục sử dụng các công cụ phần mềm và tiêu chuẩn để lập kế hoạch cải tiến hệ thống sản xuất, xác định lỗ hổng trong hệ thống sản xuất, tạo kế hoạch để giải quyết hoặc tránh các lỗ hổng đó.



Một mô hình quy trình thiết kế nhà máy chính thức, cụ thể là mô hình thiết kế và cải tiến nhà máy (FDI) đã được chứng minh là phương pháp toàn diện để thiết kế một hệ thống sản xuất. Mô hình FDI phân tích các tiêu chuẩn và công cụ phần mềm sản xuất hỗ trợ việc thiết kế và cải tiến nhà máy. Kết quả phân tích có thể được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống sản xuất mới hoặc tăng cường hệ thống sản xuất hiện có thông qua nâng cấp công nghệ thông tin để thực hiện sự phối hợp tốt nhất, nhằm tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.

FDI là quy trình phân tích và lập kế hoạch toàn diện từ trên xuống, bao gồm thiết kế mô hình thực tế và hệ thống phần mềm của nhà máy sản xuất. Một quy trình thiết kế nhà máy toàn diện như vậy rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất hệ thống tổng thể, tối ưu vì nó chỉ ra sự phụ thuộc và các tương tác cần thiết, rõ ràng của cấu phần, bộ phận trong nhà máy.

Ở cấp độ cao, FDI bao gồm bốn hoạt động chủ yếu (được chia thành 28 nhiệm vụ): phát triển Yêu cầu của nhà máy (Factory Requirement), phát triển Thiết kế cơ sở (Basic Design), phát triển Thiết kế chi tiết (Detailed Design) và Thử nghiệm (Test). Mô hình cho thấy các hoạt động của FDI sẽ tác động đến việc thiết kế hệ thống sản xuất từ cấp độ kiểm soát doanh nghiệp đến cấp độ kiểm soát thiết bị theo mô hình kiểm soát của ISA-88.

Hơn nữa, kết quả hoạt động FDI còn được sử dụng cho cả lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát sản xuất. Đây là hai hoạt động chính để đảm bảo hiệu suất của một hệ thống sản xuất thông minh.

Sơ đồ tổng thể của FDI.

Một số công cụ cho FDI

Các công cụ sản xuất kỹ thuật số sử dụng thông tin tích hợp để mô phỏng, phân tích trực quan ba chiều (3D)… để phân tích kế hoạch sản xuất. Các công cụ này cho phép thiết kế và thiết kế lại các hệ thống sản xuất hiện có.

Các công cụ phần mềm cho FDI thực hiện trao đổi thông tin điện tử, dữ liệu về sản phẩm, quy trình và thông tin kỹ thuật trong thiết kế và sản xuất. Các phần mềm sản xuất FDI hiện nay gồm: Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) có chức năng: Thiết kế sản phẩm (Product Design, CAx); Quản lý sản phẩm và danh mục đầu tư (Product and Portfolio Management, PPM); Quản lý dữ liệu sản phẩm (Product Data Management, PDM);

Quản lý quy trình sản xuất (Manufacturing Process Management, MPM)…; Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) có chức năng: thiết kế và phân tích dụng cụ; thiết kế và phân tích dây chuyền lắp ráp; thiết kế và phân tích cơ sở sản xuất; quản lý nguồn lực; kế hoạch sản xuất…; Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có chức năng: lập kế hoạch sản phẩm; quản lý chi phí/giá cả; quản lý dự án; dự báo nhu cầu; quản lý sản xuất hoặc dịch vụ giao hàng; quản lý tiếp thị và bán hàng; quản lý nguồn lực; quản lý hàng tồn kho; quản lý tài chính…;

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có chức năng quản lý hàng tồn kho; quản lý phân phối/kho; quản lý đơn hàng; mua sắm, quản lý nhà cung cấp; quản lý vận tải; quản lý vận chuyển và thanh toán; quản trị quan hệ khách hàng; quản lý quan hệ nhà cung cấp…; Phần mềm hệ thống thực thi sản xuất (MES) có chức năng: đánh giá trạng thái và phân bổ nguồn lực; lập kế hoạch chi tiết; kiểm soát tài liệu; thu thập dữ liệu; quản lý lao động; quản lý chất lượng; quản lý quy trình bảo trì; theo dõi sản phẩm; phân tích hiệu suất…

Các công cụ trên thực hiện chức năng hỗ trợ cho sản xuất thông minh để đạt được các mục tiêu cụ thể:

Dự báo thị trường: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có chức năng quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management, CRM) theo dõi các hành vi của khách hàng liên quan đến sản phẩm. Chức năng quản lý tiếp thị và bán hàng trong Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng cần dữ liệu quản lý quan hệ khách hàng để dự báo thị trường. Các tính năng quản lý danh mục đầu tư của phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) được dựa trên dữ liệu quản lý quan hệ khách hàng và dữ liệu dự báo thị trường.

Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cần tích hợp với Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) để chia sẻ và trao đổi dữ liệu sản phẩm để phân tích tính khả thi của sản xuất dựa trên dự báo thị trường cho một sản phẩm cụ thể.

 Mô hình thiết kế và cải tiến nhà máy (FDI) đã được chứng minh là phương pháp toàn diện để thiết kế hệ thống sản xuất. Ảnh minh họa

Quản lý chi phí: Chi phí, giá cả, thanh toán và các chức năng quản lý tài chính trong Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có liên quan đến quản lý thanh toán vận chuyển, một chức năng trong Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Các chức năng quản lý danh mục đầu tư của Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) cũng tạo ra dữ liệu ước tính chi phí.

Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cung cấp dữ liệu cần thiết để ước tính chi phí cho Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và ngược lại. Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) yêu cầu dữ liệu từ Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) để thực hiện chức năng quản lý nguồn lực.

Quản lý hàng tồn kho: Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có chức năng tương tự để quản lý hàng tồn kho. Thông tin hàng tồn kho cần được đồng bộ giữa các hệ thống này. Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cung cấp chức năng để hỗ trợ xác minh quản lý hàng tồn kho trong Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

Quản lý phân phối: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có các chức năng để quản lý phân phối, vận chuyển, kênh và nhà cung cấp, trong khi Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có chức năng quản lý sản xuất, dịch vụ phân phối. Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cần được tích hợp với tất cả chức năng này để cung cấp dữ liệu nguồn lực. Các chức năng và dữ liệu nguồn lực này có thể truy cập và tích hợp trên các ứng dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đơn hàng của khách hàng. Do đó, có thể nói, Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cũng hỗ trợ xác minh phân phối và quản lý vận chuyển tương tự chức năng của Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

Quản lý dự án: Các chức năng quản lý dự án của Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cung cấp thông tin phát triển sản phẩm hoặc nhà máy. Quản lý danh mục và sản phẩm của Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) cũng có chức năng quản lý dự án, bổ sung các dữ liệu kỹ thuật liên quan đến các nhiệm vụ đó. Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cung cấp dữ liệu nguồn lực liên quan đến quản lý sản phẩm và danh mục đầu tư. Thông tin quản lý dự án nên được đồng bộ hóa trên các ứng dụng.

Lập kế hoạch sản xuất: Cả Phần mềm hệ thống thực thi sản xuất (MES) và Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) đều có chức năng lập kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) là hệ thống lập kế hoạch nâng cao, cung cấp thông tin cần thiết cho Phần mềm hệ thống thực thi sản xuất (MES) để đáp ứng với môi trường thay đổi hoặc các yêu cầu của sản xuất thông minh.

Quản lý nguồn lực: Các chức năng quản lý nguồn lực (con người, tài sản và vật tư tiêu hao…) đều có trong các Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Phần mềm hệ thống thực thi sản xuất (MES), Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM). Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và Phần mềm hệ thống thực thi sản xuất (MES) quản lý thông tin nguồn lực liên quan đến hoạt động của nhà máy theo thời gian thực.

Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) cũng quản lý thông tin nguồn lực, nhưng tập trung nhiều hơn vào dữ liệu vòng đời. Thông tin nguồn lực trong các ứng dụng này cần đồng bộ hóa. Các công cụ Phần mềm sản xuất kỹ thuật số (DM) cần thông tin nguồn lực chính xác và cập nhật để thiết kế sản xuất chính xác và kịp thời. Do đó, thông tin nguồn lực nên có sẵn để chia sẻ trên các ứng dụng này.

Hà My

(Lược trích từ cuốn "Những vấn đề cơ bản về sản xuất thông minh” - Tổng cục TCĐLCL)


Các tin tiếp
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2023   (11/1/2024)
Đào tạo về KPI cho Công ty CP Dược và Vật tư y tế Bình Thuận   (14/6/2023)
Bình Thuận: Tổ chức đào tạo nâng cao năng suất chất lượng trong 4 tháng đầu năm 2023   (20/4/2023)
Mục đích và lợi ích của tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (4/4/2023)
Thực trạng và nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 tại các tổ chức giáo dục ở Việt Nam   (16/2/2023)
Chuyên gia hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng và tiếp cận các công cụ nâng cao năng suất   (3/2/2023)
Kết quả hoạt động lĩnh vực năng suất chất lượng trong năm 2022   (12/1/2023)
Đào tạo Kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (11/8/2022)
Mô hình FDI - phương pháp phân tích tiêu chuẩn và công cụ sản xuất, hỗ trợ cải tiến nhà máy   (10/8/2022)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2022)
Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu   (15/2/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo ISO TCVN 13485   (5/1/2022)
Năng suất chất lượng – 'đòn bẩy' tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp   (18/11/2021)
Tiêu chuẩn – công cụ kết nối ‘nhà máy ảo’ và ‘nhà máy thực’ trong sản xuất thông minh   (18/8/2021)
ISO 23592 - Tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt về dịch vụ cho tổ chức   (30/7/2021)
Bình Thuận triển khai thực hiện “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”   (1/4/2021)
Cải thiện quản lý dự án với bộ tiêu chuẩn ISO 21500   (26/3/2021)
ISO/TS 22163: Quản lý chất lượng cho ngành đường sắt   (5/3/2021)
ISO /PAS 45005 - An toàn làm việc trong bối cảnh COVID-19   (24/2/2021)
Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (22/2/2021)
Hỗ trợ 111,28 triệu đồng cho 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (12/1/2021)
Những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng   (12/11/2020)
Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (21/10/2020)
Hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Chiến Thắng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (2/10/2020)
Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 56000   (17/9/2020)
Bình Thuận: Xét chọn hồ sơ đề nghị nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2020   (27/8/2020)
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế   (6/8/2020)
ÁP DỤNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TÀI LIỆU ISO 13485 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001   (16/7/2020)
Thông báo v/v Hoãn tổ chức lớp Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu và Hội nghị tập huấn phổ biến Đề án truy xuất nguồn gốc   (10/7/2020)
Thông báo đăng ký nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp trong năm 2020 (lần 2)   (10/7/2020)
Tạo nền tảng kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho hàng xuất khẩu ‘bay xa’   (7/7/2020)
Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu   (2/7/2020)
Thông báo về việc tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với quả thanh long xuất khẩu   (26/6/2020)
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG   (2/6/2020)
Thêm 3 tiêu chuẩn quốc gia mới về truy xuất nguồn gốc   (2/6/2020)
Thấy gì từ các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng   (29/4/2020)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19   (27/4/2020)
Tổng cục TCĐLCL hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc   (24/4/2020)
Bài toán năng suất, chất lượng và 'chìa khóa 712'   (14/4/2020)
Chương trình 712: Tạo lập nền tảng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa   (17/3/2020)
ISO 16106: Công cụ đảm bảo an toàn và chất lượng vận chuyển hàng hóa nguy hiểm   (19/2/2020)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình nâng cao năng suất chất lượng năm 2020   (13/2/2020)
Đánh giá chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO mới   (21/11/2019)
Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn   (1/11/2019)
Đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH Hải Nam   (30/9/2019)
Đào tạo “Nâng cao năng suất chất lượng theo phương pháp 5S” cho Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung   (30/9/2019)
Đào tạo về TPM và KPI cho Công ty TNHH may Thuận Tiến   (1/8/2019)
UBND tỉnh tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn   (1/8/2019)
Đào tạo Lean cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   (1/8/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (25/7/2019)
Xét chọn hỗ trợ 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (20/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018 (đợt 2)   (12/7/2018)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2018   (17/1/2018)
Chi cục TC-ĐL-CL: Đào tạo ISO 9001:2015, 5S cho 02 doanh nghiệp   (21/12/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Hỗ trợ đào tạo về ISO 9001:2015 cho 02 doanh nghiệp   (8/11/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo Cập nhật kiến thức và kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015   (27/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 3)   (18/10/2017)
Bình Thuận: Hỗ trợ 128 triệu đồng cho 04 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (6/10/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: Tổ chức khóa đào tạo 5S cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn   (3/10/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017 (đợt 2)   (11/8/2017)
Xét chọn hỗ trợ 06 tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa   (21/7/2017)
Những khó khăn doanh nghiệp Việt thường gặp phải khi áp dụng TQM   (29/5/2017)
12 bước giúp doanh nghiệp áp dụng thành công HACCP   (5/4/2017)
Soát xét tiêu chuẩn ISO 31000: hướng tới sự súc tích và rõ ràng   (21/3/2017)
Mức chi hỗ trợ thực hiện nâng cao năng suất – chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận   (21/3/2017)
Những hạn chế cần khắc phục khi áp dụng KPI tại doanh nghiệp   (23/2/2017)
Thông báo đăng ký tham gia Chương trình NSCL năm 2017   (14/2/2017)
Bình Thuận: Tổ chức hội nghị triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020   (20/12/2016)
Hướng dẫn thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn 2016-2020   (14/11/2016)
Ban hành Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020”   (17/10/2016)