9 điều cần biết về Lệnh 248, 249 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Văn phòng SPS Việt Nam cung cấp những thông tin cơ bản về hai Lệnh 248, 249 để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ tình hình.

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".

Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

Văn phòng SPS Việt Nam là cơ quan đầu mối tổng hợp những thông báo từ các nước thành viên WTO, bao gồm cả dự thảo lẫn văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong tháng 5/2021, Văn phòng SPS Việt Nam đã gửi bản dịch về hai Lệnh 248, 249 tới Sở NN-PTNT 63 tỉnh, thành phố, và các cơ quan Bộ, ban, ngành liên quan.

Cuối tháng 9/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp tục ban hành thêm Công hàm 353 để hướng dẫn thủ tục, thời gian, hiệu lực đăng ký cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Dựa trên công hàm này, và hai lệnh trước đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp, với hy vọng hoạt động xuất khẩu được duy trì ngay từ khi hai Lệnh 248, 249 có hiệu lực.

1. Những điểm mới

Đối với hệ thống quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, Trung Quốc sẽ thiết lập chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở nước ngoài (gồm hệ thống của quốc gia và doanh nghiệp); bổ sung phương thức kiểm tra đánh giá, quản lý đăng ký doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và truy hồi sản phẩm theo yêu cầu giám sát; yêu cầu trách nhiệm đôn đốc của các cơ quan có thẩm quyền quản lý của quốc gia xuất khẩu.

Đối với cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, quy định rõ thủ tục và nội dung chi tiết đánh giá rủi ro cũng như thời hạn xử lý hoặc có thể tạm dừng, hủy đối với hoạt động đánh giá rủi ro.

Đối với doanh nghiệp, quy trách nhiệm chính của doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi nhập khẩu thực phẩm, giao nghĩa vụ tự chủ kiểm soát cho nhà nhập khẩu; đồng thời bổ sung nghĩa vụ thực hiện các quy định về thay đổi hồ sơ đăng ký quy định, yêu cầu cụ thể chi tiết về ghi nhãn thực phẩm và bổ sung chế tài nếu vi phạm.

Hai Lệnh 248, 249 cũng nhấn mạnh việc gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đăng ký khi sản xuất và xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Sản phẩm không thuộc nhóm 18 loại này, doanh nghiệp sẽ tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện.

2. Cơ quan có thẩm quyền

Đây là vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần nắm. Theo Văn phòng SPS Việt Nam, 5 cơ quan thuộc 3 Bộ gồm: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương) mới có thẩm quyền đăng ký, tổng hợp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu để gửi sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Các Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế địa phương, hoặc bất cứ đơn vị nào khác, chỉ có chức năng tuyên truyền, thông báo hai Lệnh 248, 249 tới doanh nghiệp. Những cơ quan này không có thẩm quyền gửi danh sách sang phía Trung Quốc.

3. Thủ tục đăng ký

Nếu các Cục chuyên môn kể trên có hệ thống Chi cục tại địa phương, và ủy quyền đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn cho Chi cục, doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua Chi cục, trước khi Chi cục tổng hợp về 5 Cục, Vụ: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương). Chi cục có trách nhiệm hướng dẫn để doanh nghiệp điền đúng biểu mẫu mà phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu.

Nếu không qua hệ thống Chi cục, các doanh nghiệp có thể gửi thẳng, qua đường online, về cổng thông tin điện tử của 5 Cục, Vụ kể trên. Trong trường hợp còn thắc mắc, doanh nghiệp có thể truy cập vào website của Văn phòng SPS Việt Nam tại link: http://www.spsvietnam.gov.vn/, gọi theo số đường dây nóng: (084)-024-37344764, hoặc gửi fax về: (084)-024-373 49019. Cán bộ Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tận tình giải đáp những khúc mắc.

4. Những sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 cơ quan trở lên

Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" yêu cầu các cơ quan quản lý của Việt Nam giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn thực phẩm.

Do đó, với những sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 Bộ trở lên, Văn phòng SPS Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp gửi hồ sơ về một trong ba Cục thuộc Bộ NN-PTNT. Nếu sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 Cục trở lên thuộc Bộ NN-PTNT, doanh nghiệp gửi đăng ký về Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản.

5. Đối tượng áp dụng

Với các doanh nghiệp xuất khẩu 4 loại sản phẩm: thịt, chế phấm thịt; thủy sản, sữa; tổ yến và chế phẩm từ tổ yến, đăng ký của doanh nghiệp tiếp tục có hiệu lực.

Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sang Trung Quốc 4 mặt hàng này, Tổng cục Hải quan sẽ đánh giá, thẩm tra với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tình hình an toàn thực phẩm của quốc gia và xác định yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch tương ứng.

Với doanh nghiệp xuất khẩu 14 sản phẩm: ruột (lòng); sản phẩm ong; trứng và chế phẩm từ trứng; dầu ăn và dầu; bột mỳ nhồi; ngũ cốc ăn được; chế phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha; rau tươi và rau khử nước; đậu khô; gia vị; các loại hạt và hạt giống; quả khô; hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc thù và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tổng hợp từ ngày 1/1/2017 đến nay và gửi cho Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan Trung Quốc) trước ngày 31/12/2021 danh sách toàn bộ các doanh nghiệp theo các biểu mẫu tương ứng.

6. Thời hạn ngày 1/11/2021

Trước ngày 1/11, những doanh nghiệp đăng ký danh sách cho 5 cơ quan thuộc 3 Bộ, sẽ được ưu đãi về thủ tục. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần 3 giấy tờ gồm: giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm, và bản cam kết.

Việc đăng ký trước ngày 1/11 giống như việc doanh nghiệp giữ chỗ để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu kịp thời hạn này, doanh nghiệp sẽ được giãn thời hạn hoàn thiện hồ sơ tới tháng 6/2023.

Ngược lại, những doanh nghiệp đăng ký từ ngày 1/11 đến 31/12 sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Lệnh 248.

7. Nhãn đóng gói thực phẩm

Theo quy định trong Lệnh 249, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói. Mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được.

Mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp, và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian tới.

Bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/ tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực).

Các thông tin cần có: nước xuất khẩu, tên sản phẩm, số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất, bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật, nơi sản xuất (cụ thể đến huyện/ tỉnh/ thành phố), và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

8. Chủ động hồ sơ, nhật ký ghi chép

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, đây không phải lần đầu Trung Quốc kiểm soát hồ sơ doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường nước này. Để thích ứng, doanh nghiệp phải chủ động nhập khẩu các nguyên liệu truy xuất được nguồn gốc, và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng và thường xuyên cập nhật hồ sơ, nhật ký ghi chép. Theo Văn phòng SPS Việt Nam, phía Trung Quốc có thể kiểm tra thực địa, hoặc kiểm tra trực tuyến đột xuất. Nếu không đáp ứng được yêu cầu từ phía bạn, doanh nghiệp có thể bị gạch bỏ khỏi danh sách các nhà xuất khẩu.

9. Gia hạn đăng ký

Thời hạn để doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, theo quy định mới, là 5 năm. Trong khoảng từ 3-6 tháng trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp cần chủ động gia hạn đăng ký. Nếu bỏ qua bước này, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký lại từ đầu.

Nguồn: trungtamwto.vn

Các tin tiếp
TBT Việt Nam cảnh báo về Dự thảo Quy đinh của Chính phủ về viêc thực hiện đảm bảo sản phẩm Halal của Indonesia   (29/11/2024)
TBT Việt Nam cảnh báo đối với dự thảo của EU về yêu cầu thiết kế sinh thái đối với bộ cấp nguồn ngoài, sạc, cáp sạc   (29/11/2024)
TBT Việt Nam cảnh báo dự thảo sửa đổi Báo cáo và giới hạn sản phẩm an toàn của Hoa Kỳ   (29/11/2024)
HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN EPING CỦA WTO ĐỂ NHẬN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC TIN CẢNH BÁO TBT/SPS (ePing)   (4/9/2024)
Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển   (9/5/2024)
Israel thông báo dự thảo sửa đổi quy định về thực phẩm và Luật Tiêu chuẩn   (4/4/2024)
Vương quốc Anh xây dựng dự thảo quy định về việc ghi nhãn thực phẩm   (2/4/2024)
Hàn Quốc và Đài Loan tăng cường kiểm tra sản phẩm ớt nhập khẩu từ Việt Nam   (27/3/2024)
Khuyến cáo doanh nghiệp tuân thủ quy định về chứng nhận Halal khi xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út   (29/1/2024)
EC công bố các quy tắc dán nhãn năng lượng và thiết kế sinh thái mới cho máy sấy quần áo   (9/1/2024)
Trung Quốc: Thông báo tiêu chuẩn an toàn thiết bị vui chơi bơm hơi   (15/11/2023)
Đài Loan thông báo Dự thảo sửa đổi Quy định về thực phẩm đóng gói sẵn   (16/10/2023)
New Zealand dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi của Việt Nam   (12/10/2023)
Úc thông báo tiêu chuẩn quản lý 4 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy   (6/10/2023)
Tiêu chuẩn chất lượng – ‘chìa khóa’ mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu   (2/10/2023)
Thông báo của Úc về rủi ro an toàn sinh học của tôm nhập khẩu   (7/8/2023)
Thông báo của Úc về thuốc lá và các sản phẩm khác   (29/6/2023)
Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng BIS của Ấn Độ - Những lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam   (4/5/2023)
Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán   (29/3/2023)
Ủy ban châu Âu đề xuất tiêu chí kiểm soát 'quảng cáo xanh' đánh lừa người tiêu dùng   (28/3/2023)
Chuyển đổi sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của thị trường nhập khẩu   (6/3/2023)
Doanh nghiệp phải đăng ký trước khi xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc   (6/2/2023)
Thông báo của Singapore về đồ uống đóng gói sẵn   (2/2/2023)
EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam   (2/2/2023)
Quan ngại đối với quy định chứng chỉ thực hành tốt về sản xuất   (11/1/2023)
Xuất khẩu vào thị trường FTA: Doanh nghiệp gặp nhiều rào cản, tiêu chuẩn ngặt nghèo   (21/12/2022)
Quan ngại đối với quy định về giám sát và quản lý thiết bị y tế của Trung Quốc   (5/12/2022)
Quan ngại đối với quy định về hàm lượng Natri trong thực phẩm của Colombia   (30/11/2022)
Philippines không gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu   (16/11/2022)
Dự thảo quy định xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa   (26/10/2022)
Thông báo của Liên minh châu Âu về thực phẩm   (20/10/2022)
Thông báo của Philippines về thực phẩm   (27/9/2022)
Đáp ứng quy định về TBT khi xuất khẩu dệt may và gỗ sang các thị trường đối tác lớn   (19/9/2022)
Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA: Rào cản kỹ thuật và kiến nghị   (12/9/2022)
Slovenia: Thông báo về Quy định đối với thủ tục công nhận thuật ngữ 'chất lượng chọn lọc'   (5/9/2022)
Thông báo của Hàn Quốc về tiêu chuẩn ghi nhãn   (30/8/2022)
Cấp mã số vùng trồng - tiêu chí quan trọng giúp nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu   (17/8/2022)
Thông báo của Liên minh châu Âu về kiểm soát chất lượng thực phẩm   (12/8/2022)
Rau quả nhập khẩu vào Trung Quốc cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng gì?   (12/8/2022)
12 sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại   (31/7/2022)
Liên minh châu Âu sửa đổi quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm nhập khẩu   (25/7/2022)
Vượt hàng rào kỹ thuật thương mại, doanh nghiệp Việt vươn ra ‘biển lớn’   (20/7/2022)
“Xanh hoá” toàn bộ chuỗi sản xuất phục vụ đơn hàng dệt may xuất khẩu EU   (8/6/2022)
Dự thảo Quy định về ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm hóa chất tiêu dùng   (8/6/2022)
Nâng cao chất lượng trái thanh long, thúc đẩy xuất khẩu thị trường nước ngoài   (23/5/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng- Chìa khóa tránh hàng rào kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu   (17/5/2022)
Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ Việt Nam   (6/5/2022)
EU dự định cấm lưu hành hàng loạt hoá chất độc hại có trong đồ gia dụng   (26/4/2022)
Quy định mới về dư lượng thủy ngân trong thủy sản và muối tại thị trường EU   (15/4/2022)
Thông báo của Liên minh Châu Âu về phân bón   (6/4/2022)
Liên minh Châu Âu thông báo về quy định áp dụng cho thực phẩm   (22/3/2022)
Thông báo của Hoa Kỳ về chất cấm trong thực phẩm hữu cơ   (9/3/2022)
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại   (6/1/2022)
Sắc lệnh quản lý ghi dấu giày dép và các sản phẩm dệt   (6/12/2021)
Thông báo của Liên minh châu Âu về sản phẩm hữu cơ   (29/11/2021)
9 điều cần biết về Lệnh 248, 249 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc   (24/11/2021)
Sửa đổi tiêu chuẩn về Ghi nhãn Thực phẩm   (22/11/2021)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng vật liệu nhân giống cây công nghiệp   (16/11/2021)
Rà soát tiêu chuẩn ghi nhãn hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm dệt may   (3/11/2021)
Singapore thông báo Dự thảo quy định về ghi nhãn dinh dưỡng   (1/6/2021)
Khai trương hệ thống cảnh báo toàn cầu TBT và SPS – ePing Tiếng Việt   (6/5/2021)
Đài Loan đề xuất sửa đổi yêu cầu kiểm tra đối với hàng dệt may   (4/2/2021)
Cam kết TBT trong các FTA thế hệ mới: Phá dỡ rào cản, đẩy nhanh quá trình hội nhập   (4/2/2021)
Cam kết TBT trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên   (12/10/2020)
Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) theo Thông tư 11/2020/TT-BCT   (27/8/2020)
Cảnh báo quy định về ghi nhãn “Made in USA” của Hoa Kỳ   (27/8/2020)
Hàn Quốc đề xuất thay đổi tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm, doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì?   (16/6/2020)
100% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Hiệp định EVFTA   (10/6/2020)
Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật   (10/7/2018)