"Xanh hóa" ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Theo thông tin mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường này. Quy định mới của EC yêu cầu hàng dệt may vào đây phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Theo các doanh nghiệp, họ coi đây là cơ hội để đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, tăng uy tín và thương hiệu của chính doanh nghiệp.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, "xanh hóa" ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường lớn. Đặc biệt là EU - vốn là thị trường nhập khẩu khoảng 4,5 tỷ USD hàng hóa dệt may từ Việt Nam năm cao điểm nhất.
Ảnh minh họa
Bên cạnh nguyên vật liệu, nhiều thị trường xuất khẩu lớn khác của dệt may Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, hay Hàn Quốc cũng đều đã có những quy định liên quan đến quy trình sản xuất phải thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn liên quan đến sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguồn nước, hay xử lí nước thải.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực hết mình để thay đổi sản xuất vì hiện nay không chỉ châu Âu, Mỹ đã bắt đầu có khách hàng yêu cầu đơn quần áo tái chế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Họ cũng kỳ vọng có thêm nhiều hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xamh và có thêm nhiều công nghệ mới ứng dụng trong quy trình sản xuất để tối ưu hoá chí phí đầu vào./.
(VTV)
|