Vượt hàng rào kỹ thuật thương mại, doanh nghiệp Việt vươn ra ‘biển lớn’

(VietQ.vn) - Việc tham gia các FTA đã mở ra vô vàn cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhưng song hành với đó là không ít thách thức, đặc biệt là hệ thống hàng rào kỹ thuật (TBT) và tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.



Cuộc chơi với nhiều “ông lớn”

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, “làn sóng” ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc.

Nhận thức rõ điều này, những năm qua, Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán và ký kết các FTA. Các FTA đã mở ra vô vàn cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhưng song hành với đó là không ít thách thức, đặc biệt là hệ thống hàng rào kỹ thuật (TBT) và tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) về vấn đề trên, bà Bùi Kim Thùy - Đại diện Cấp cao tại Việt Nam - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC); Thành viên Hội đồng Cố vấn Harvard - Asia Pacific cho biết: Tính đến nay, Việt Nam có 17 FTA, trong đó có 15 Hiệp định đã và đang thực hiện, tức là doanh nghiệp và người dân đã và đang được hưởng lợi từ các ưu đãi của 15 Hiệp định này. Ngoài ra, chúng ta còn 2 Hiệp định nữa chưa hoàn tất đàm phán, chưa ký, chưa thực hiện.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Nguồn: MOIT

Trong 17 FTA, có 3 hiệp định được cho là FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA). Thế hệ mới được hiểu là những điều khoản tiến bộ, văn minh, hướng tới thương mại tự do công bằng và phát triển bền vững.

Nhìn vào bản đồ FTA có thể thấy, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển duy nhất trên toàn cầu có số lượng FTA nhiều và với nhiều “ông lớn” như vậy. Nói như thế để ta hiểu rằng sức mạnh của việc mở cửa một cách văn minh, tức là ta chơi với những đối tác văn minh thông qua một hệ thống FTA đa dạng, phủ trên diện rộng, có chiều sâu. Trong đó, chiều sâu đúng nghĩa vì ta có FTA thế hệ mới, với những điều khoản tiến bộ, hướng tới thương mại tự do công bằng và bền vững, còn rộng đúng nghĩa là vì ta có nhiều FTA phủ rộng với thế giới.

Đó là lợi thế tốt cho Việt Nam trong công cuộc cải cách, đổi mới, chuyển đổi mô hình và hội nhập chất lượng cao.. Điều này cũng hữu ích cho cả xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta.

Cụ thể, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, với biên độ mở trên 200%. Chúng ta nhìn thấy sức mạnh của FTA thông qua các mốc thời gian. Trước đây, Việt Nam liên tục nhập siêu nhưng kể từ năm 2012, lần đầu tiên chúng ta xuất siêu, và đến năm nay 2022, 10 năm liên tiếp chúng ta đã liên tục xuất siêu.

Vì vậy, không thể phủ nhận đó là những tác dụng, ưu điểm to lớn của FTA mang lại. Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu chính ngạch đã rẻ một cách tương đối, với nguồn cung dồi dào chất lượng cao đa dạng chủng loại chính là nhờ việc giảm thuế trong FTA đã giúp lưu chuyển hàng hóa giữa các thành viên thuận lợi hơn xét cả về tốc độ và thuế suất.

Áp lực tích cực tạo nên kim cương

Việc tham gia các FTA mở ra cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường lớn trên thế giới. Ảnh minh họa.

Cùng với những ưu điểm, bà Thùy cũng chỉ ra những thách thức, áp lực tích cực mà doanh nghiệp gặp phải: “Bên cạnh ưu điểm, chúng ta cũng nói đến những vấn đề mà cá nhân tôi không coi là nhược điểm chúng ta nên ta coi đó là những thách thức, áp lực tích cực mà cộng đồng doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp do người Việt Nam làm chủ hay doanh nghiệp FDI) đang có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam gặp phải trong quá trình xuất nhập khẩu với thế giới.

Và tôi cho rằng đó là những thách thức tích cực, bởi giống như kim cương đính trên vương miện, càng nhiều khó khăn thì khi chạm đến thành công bạn càng tỏa sáng. Điều này cũng giống như việc doanh nghiệp, người dân phải đương đầu với những rào cản như các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các hàng rào phi thuế quan của thị trường xuất khẩu”, bà Thùy nhấn mạnh.

Về nguyên nhân, thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến cuộc xung đột giữa những cường quốc lớn, hay nói cách khác đây là cuộc cạnh tranh ở cấp độ toàn diện. Nhìn bề nổi thì đây là xung đột thương mại (mua - bán) là thứ mà chúng ta dễ nhìn thấy nhất thông qua việc đánh thuế. Trong khi còn nhiều những vấn đề ở phía dưới mà người thường khó quan sát và báo chí truyền thông cũng chưa nói nhiều ở chiều sâu, trong đó có cuộc cạnh tranh về số (digital).

Trong số 10 công ty lớn nhất trên toàn cầu tính về trị giá thương hiệu, tổng tài sản thì 9/10 công ty làm về digital. Và trong số 10 công ty đó thì có 8/10 công ty của Hoa Kỳ, 2/10 công ty của Trung Quốc, nghĩa là cuộc cạnh tranh nằm ở chữ “digital”. Cho nên việc doanh nghiệp, người dân phải vượt qua những rào cản kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật... và phải vượt qua những thứ được cho là hệ quả của cuộc cạnh tranh xung đột sẽ là thuế chống lẩn tránh, thuế chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó đáng kể nhất là thuế chống lẩn tránh, một trong những biện pháp được tạo ra từ hệ quả của cuộc xung đột Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Một khi Hoa Kỳ muốn áp thuế phòng vệ thương mại với Trung Quốc thì đồng thời Hoa Kỳ sẽ điều tra và khi có đủ cơ sở sẽ tìm cách áp mức thuế tương tự đối với hàng hóa đến từ bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là những quốc gia hàng xóm (có chung đường biên giới đất liền và biển) với Trung Quốc, vì sẽ nảy sinh sự nghi ngờ về chuyển tải bất hợp pháp, hoặc Hoa Kỳ sẽ áp thuế chống lẩn tránh đối với những hàng hóa sử dụng một phần cho đến toàn phần các yếu tố đầu vào từ Trung Quốc. Nghĩa là nguyên liệu từ Trung Quốc thì kể cả sản xuất tại đâu (trong đó có Việt Nam, quốc gia có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc)... thì hàng hóa có thể vẫn trong diện điều tra áp thuế chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. Tất cả những điều nêu trên đều được gọi là rào cản kỹ thuật, và việc của doanh nghiệp là phải tìm cách vượt qua.

Bà Thùy cũng cho rằng, gọi những rào cản trên là tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc vào góc nhìn của người quan sát, và tùy thuộc vào khả năng thực hiện của mỗi doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp lớn, họ có nguồn lực, trong đó nguồn lực quan trọng nhất không phải tài sản, mà là các công cụ pháp lý.

Họ nắm vững các quy định, có công ty tư vấn tốt, có luật sư tư vấn tốt thì họ sẽ dễ dàng vượt qua các rào cản và xuất khẩu thành công vào những thị trường khắt khe, khó tính. Cùng một vấn đề như vậy sẽ là khó khăn, thậm chí không vượt qua nổi với những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nguồn lực thiếu và yếu, thiếu hiểu biết về pháp lý, tập quán kinh doanh quốc tế, thiếu hiểu biết về luật pháp của nước mà hàng hóa dự kiến nhập khẩu.

Thanh Tùng


Các tin tiếp
TBT Việt Nam cảnh báo về Dự thảo Quy đinh của Chính phủ về viêc thực hiện đảm bảo sản phẩm Halal của Indonesia   (29/11/2024)
TBT Việt Nam cảnh báo đối với dự thảo của EU về yêu cầu thiết kế sinh thái đối với bộ cấp nguồn ngoài, sạc, cáp sạc   (29/11/2024)
TBT Việt Nam cảnh báo dự thảo sửa đổi Báo cáo và giới hạn sản phẩm an toàn của Hoa Kỳ   (29/11/2024)
HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN EPING CỦA WTO ĐỂ NHẬN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC TIN CẢNH BÁO TBT/SPS (ePing)   (4/9/2024)
Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển   (9/5/2024)
Israel thông báo dự thảo sửa đổi quy định về thực phẩm và Luật Tiêu chuẩn   (4/4/2024)
Vương quốc Anh xây dựng dự thảo quy định về việc ghi nhãn thực phẩm   (2/4/2024)
Hàn Quốc và Đài Loan tăng cường kiểm tra sản phẩm ớt nhập khẩu từ Việt Nam   (27/3/2024)
Khuyến cáo doanh nghiệp tuân thủ quy định về chứng nhận Halal khi xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út   (29/1/2024)
EC công bố các quy tắc dán nhãn năng lượng và thiết kế sinh thái mới cho máy sấy quần áo   (9/1/2024)
Trung Quốc: Thông báo tiêu chuẩn an toàn thiết bị vui chơi bơm hơi   (15/11/2023)
Đài Loan thông báo Dự thảo sửa đổi Quy định về thực phẩm đóng gói sẵn   (16/10/2023)
New Zealand dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi của Việt Nam   (12/10/2023)
Úc thông báo tiêu chuẩn quản lý 4 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy   (6/10/2023)
Tiêu chuẩn chất lượng – ‘chìa khóa’ mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu   (2/10/2023)
Thông báo của Úc về rủi ro an toàn sinh học của tôm nhập khẩu   (7/8/2023)
Thông báo của Úc về thuốc lá và các sản phẩm khác   (29/6/2023)
Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng BIS của Ấn Độ - Những lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam   (4/5/2023)
Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán   (29/3/2023)
Ủy ban châu Âu đề xuất tiêu chí kiểm soát 'quảng cáo xanh' đánh lừa người tiêu dùng   (28/3/2023)
Chuyển đổi sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của thị trường nhập khẩu   (6/3/2023)
Doanh nghiệp phải đăng ký trước khi xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc   (6/2/2023)
Thông báo của Singapore về đồ uống đóng gói sẵn   (2/2/2023)
EU gỡ bỏ kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam   (2/2/2023)
Quan ngại đối với quy định chứng chỉ thực hành tốt về sản xuất   (11/1/2023)
Xuất khẩu vào thị trường FTA: Doanh nghiệp gặp nhiều rào cản, tiêu chuẩn ngặt nghèo   (21/12/2022)
Quan ngại đối với quy định về giám sát và quản lý thiết bị y tế của Trung Quốc   (5/12/2022)
Quan ngại đối với quy định về hàm lượng Natri trong thực phẩm của Colombia   (30/11/2022)
Philippines không gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu   (16/11/2022)
Dự thảo quy định xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa   (26/10/2022)
Thông báo của Liên minh châu Âu về thực phẩm   (20/10/2022)
Thông báo của Philippines về thực phẩm   (27/9/2022)
Đáp ứng quy định về TBT khi xuất khẩu dệt may và gỗ sang các thị trường đối tác lớn   (19/9/2022)
Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA: Rào cản kỹ thuật và kiến nghị   (12/9/2022)
Slovenia: Thông báo về Quy định đối với thủ tục công nhận thuật ngữ 'chất lượng chọn lọc'   (5/9/2022)
Thông báo của Hàn Quốc về tiêu chuẩn ghi nhãn   (30/8/2022)
Cấp mã số vùng trồng - tiêu chí quan trọng giúp nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu   (17/8/2022)
Thông báo của Liên minh châu Âu về kiểm soát chất lượng thực phẩm   (12/8/2022)
Rau quả nhập khẩu vào Trung Quốc cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng gì?   (12/8/2022)
12 sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại   (31/7/2022)
Liên minh châu Âu sửa đổi quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm nhập khẩu   (25/7/2022)
Vượt hàng rào kỹ thuật thương mại, doanh nghiệp Việt vươn ra ‘biển lớn’   (20/7/2022)
“Xanh hoá” toàn bộ chuỗi sản xuất phục vụ đơn hàng dệt may xuất khẩu EU   (8/6/2022)
Dự thảo Quy định về ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm hóa chất tiêu dùng   (8/6/2022)
Nâng cao chất lượng trái thanh long, thúc đẩy xuất khẩu thị trường nước ngoài   (23/5/2022)
Hệ thống quản lý chất lượng- Chìa khóa tránh hàng rào kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu   (17/5/2022)
Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ Việt Nam   (6/5/2022)
EU dự định cấm lưu hành hàng loạt hoá chất độc hại có trong đồ gia dụng   (26/4/2022)
Quy định mới về dư lượng thủy ngân trong thủy sản và muối tại thị trường EU   (15/4/2022)
Thông báo của Liên minh Châu Âu về phân bón   (6/4/2022)
Liên minh Châu Âu thông báo về quy định áp dụng cho thực phẩm   (22/3/2022)
Thông báo của Hoa Kỳ về chất cấm trong thực phẩm hữu cơ   (9/3/2022)
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại   (6/1/2022)
Sắc lệnh quản lý ghi dấu giày dép và các sản phẩm dệt   (6/12/2021)
Thông báo của Liên minh châu Âu về sản phẩm hữu cơ   (29/11/2021)
9 điều cần biết về Lệnh 248, 249 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc   (24/11/2021)
Sửa đổi tiêu chuẩn về Ghi nhãn Thực phẩm   (22/11/2021)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng vật liệu nhân giống cây công nghiệp   (16/11/2021)
Rà soát tiêu chuẩn ghi nhãn hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm dệt may   (3/11/2021)
Singapore thông báo Dự thảo quy định về ghi nhãn dinh dưỡng   (1/6/2021)
Khai trương hệ thống cảnh báo toàn cầu TBT và SPS – ePing Tiếng Việt   (6/5/2021)
Đài Loan đề xuất sửa đổi yêu cầu kiểm tra đối với hàng dệt may   (4/2/2021)
Cam kết TBT trong các FTA thế hệ mới: Phá dỡ rào cản, đẩy nhanh quá trình hội nhập   (4/2/2021)
Cam kết TBT trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên   (12/10/2020)
Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) theo Thông tư 11/2020/TT-BCT   (27/8/2020)
Cảnh báo quy định về ghi nhãn “Made in USA” của Hoa Kỳ   (27/8/2020)
Hàn Quốc đề xuất thay đổi tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm, doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì?   (16/6/2020)
100% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Hiệp định EVFTA   (10/6/2020)
Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật   (10/7/2018)