Thay đổi nhãn giá trị dinh dưỡng
Ngày 20 tháng 5 năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố nhãn giá trị dinh dưỡng (nutrition facts) mới đối với các loại thực phẩm bao gói nhằm phản ánh thông tin khoa học mới, bao gồm mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh béo phì và tim mạch. Nhãn mới này sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn thực phẩm với các thông số cụ thể hơn. FDA ban hành quy định cuối cùng trong Liên bang vào ngày 27 tháng 5 năm 2016.


Những điểm nổi bật của nhãn giá trị dinh dưỡng mới

1. Thiết kế mới

Biểu tượng vẫn được giữ nguyên, nhưng chúng tôi đang thực hiện những cập nhật quan trọng để đảm bảo cho người tiêu dùng tiếp cận với thông tin cần thiết nhằm đưa ra quyết định đúng đắn về loại thực phẩm họ ăn. Những thay đổi này bao gồm gia tăng kích cỡ chữ “calorie”, “số lượng khẩu phần trên mỗi vật chứa” (servings per container) và “kích cỡ khẩu phần” (serving size), và in đậm lượng calorie và “kích cỡ khẩu phần” nhằm làm nổi bật thông tin này.

Nhà sản xuất phải công bố hàm lượng thực tế, ngoài phần trăm giá trị hàng ngày (Daily Value) của vitamin D, canxi, sắt và kali. Họ có thể tự nguyện công bố hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác.

Chú thích ở cuối bảng được thay đổi nhằm giải thích rõ hơn về phần trăm giá trị hàng ngày có ý nghĩa gì. Chú thích thay đổi như sau: “*% giá trị hàng ngày cho bạn biết hàm lượng chất dinh dưỡng trong một khẩu phần thực phẩm góp phần vào chế độ ăn uống hàng ngày. 2000 calo mỗi ngày được sử dụng để tư vấn dinh dưỡng nói chung.”

2. Phản ánh thông tin được cập nhật về khoa học dinh dưỡng

“Đường bổ sung” (added sugars), hàm lượng (gram) cũng như phần trăm giá trị hàng ngày, sẽ được đưa vào nhãn. Cơ sở dữ liệu khoa học cho thấy rằng nhu cầu các dinh dưỡng rất khó để đáp ứng nếu bạn tiêu thụ quá 10% tổng calorie hàng ngày từ đường bổ sung trong khi vẫn ở mức calorie giới hạn, và điều này phù hợp với Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2015 – 2020 (2015 – 2020 Dietary Guidelines for Americans).

Danh sách các chất dinh dưỡng thiết yếu hay được phép công bố đang được cập nhật. Vitamin D và kali cần phải có trên nhãn. Canxi và sắt sẽ tiếp tục thể hiện trên nhãn. Vitamin A và C sẽ không còn cần thiết nữa nhưng có thể đưa vào nhãn trên cơ sở tự nguyện.

Trong khi vẫn tiếp tục thể hiện hàm lượng “chất béo tổng”, “chất béo bão hòa” và “chất béo chuyển hóa” (trans fat) trên nhãn, “calorie từ chất béo” được loại bỏ khỏi nhãn bởi vì nghiên cứu cho thấy loại chất béo quan trọng hơn lượng chất béo.

Giá trị hàng ngày đối với các chất dinh dưỡng như natri, xơ tiêu hóa và vitamin D đang được cập nhật dựa vào bằng chứng khoa học mới từ Viện Y học và các báo cáo khác như Báo cáo của Ủy ban Tư vấn Hướng dẫn Chế độ ăn uống năm 2015 (2015 Dietary Guidelines Advisory Committee Report), được sử dụng để phát triển thành Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2015 – 2020. Giá trị hàng ngày là hàm lượng tham khảo của các chất dinh dưỡng để tiêu thụ hoặc không tiêu thụ vượt quá và được sử dụng để tính phần trăm giá trị hàng hàng (% DV) mà nhà sản xuất đưa vào trên nhãn. % DV giúp người tiêu dùng biết được thông tin dinh dưỡng trong phạm vi của tổng chế độ ăn uống hàng ngày.

3. Cập nhật kích cỡ khẩu phần và yêu cầu dán nhãn đối với một số kích cỡ bao gói

Theo luật, kích cỡ khẩu phần phải dựa vào lượng thực phẩm và đồ uống mà mọi người ăn thực tế, không phải những gì họ nên ăn. Mọi người ăn và uống bao nhiêu đã thay đổi bởi vì yêu cầu kích cỡ khẩu phần trước đó đã được công bố vào năm 1993. Ví dụ, lượng tham khảo sử dụng để thiết lập một khẩu phần kem trước đây là ½ cốc nhưng được thay đổi thành 2/3 cốc. Lượng tham khảo sử dụng để thiết lập một khẩu phần soda được thay đổi từ 8 ounce (khoảng 237 ml) sang 12 ounce (khoảng 355 ml).

Kích cỡ bao gói ảnh hưởng đến những gì mọi người ăn. Vì vậy, đối với các gói có khoảng từ một đến hai khẩu phần, chẳng hạn như một lon soda 20 ounce (khoảng 591 ml) hay một lon sup 15 ounce (khoảng 425g), calorie và các chất dinh dưỡng khác cần phải được thể hiện trên nhãn là một khẩu phần bởi vì mọi người thường tiêu thụ nó trong một lần.

Đối với một số sản phẩm có dung tích lớn hơn một khẩu phần nhưng có thể được tiêu thụ trong một lần hoặc nhiều lần, các nhà sản xuất nên cung cấp nhãn “hai cột” (dual column) nhằm cho biết lượng calorie và các chất dinh dưỡng trên “mỗi khẩu phần” và “mỗi gói”/“mỗi đơn vị”. Ví dụ, một chai soda 24 ounce (khoảng 710 ml) hay 1 pint (khoảng 473 ml) kem. Với nhãn hai cột hiện có, mọi người có thể dễ dàng hiểu được lượng calorie và các chất dinh dưỡng họ đang nhận được nếu họ ăn hoặc uống nguyên chai/đơn vị trong một lần.

Ngày tuân thủ

Các nhà sản xuất nên sử dụng nhãn mới trước ngày 26 tháng 7 năm 2018. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có doanh số bán thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đô sẽ có thêm một năm để thực hiện.


Hình 2: Nhãn mới và những điểm khác biệt

Hình 3: Kích cỡ khẩu phần thực phẩm được kiểm tra thực tế

Những gì được xem là một khẩu phần đã thay đổi trong nhiều thập niên kể từ khi nhãn giá trị dinh dưỡng ban đầu được tạo nên. Vì vậy, kích cỡ khẩu phần hiện nay sẽ thực tế hơn nhằm phản ánh mọi người thường ăn bao nhiêu trong cùng một lúc.

Hỏi và đáp

1. Tại sao bạn thay đổi nhãn giá trị dinh dưỡng?

Nhãn hiện tại đã hơn 20 năm. Nhằm đảo bảo cho người tiêu dùng tiếp cận với thông tin dinh dưỡng gần đây và chính xác hơn về các loại thực phẩm họ đang ăn, đây là lúc để thay đổi nhãn giá trị dinh dưỡng. Những thay đổi công bố hiện nay dựa vào thông tin khoa học được cập nhật, nghiên cứu mới về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, những khuyến nghị dinh dưỡng gần đây từ các nhóm chuyên gia và kết quả từ cộng đồng.

2. Những thay đổi chính bạn cần thực hiện là gì?

Những thay đổi bao gồm điều chỉnh danh sách các chất dinh dưỡng thiết yếu cần phải được công bố trên nhãn, cập nhật yêu cầu về kích cỡ khẩu phần và cung cấp thiết kế mới. Nhãn giá trị dinh dưỡng mới giúp cho người tiêu dùng dễ dàng đưa ra quyết định về thực phẩm họ ăn.

3. Tại sao hiện nay “đường bổ sung” nên được đưa vào nhãn mới?

Bằng chứng khoa học dùng làm cơ sở cho Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2010 và giai đoạn 2015 – 2020 ủng hộ việc giảm lượng calo dung nạp từ đường bổ sung; và các nhóm chuyên gia như Hiệp hội Tim mạch Mỹ, Viện Hàm lâm Nhi khoa Mỹ, Viện Y học và Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyên bạn nên giảm dung nạp đường bổ sung.

Ngoài ra, nhu cầu các dinh dưỡng rất khó để đáp ứng nếu bạn tiêu thụ quá 10% tổng lượng calorie hàng ngày từ đường bổ sung trong khi vẫn ở mức calorie giới hạn. Trung bình, người Mỹ nhận được khoảng 13% tổng calorie từ đường bổ sung, với các nguồn thực phẩm chính là đồ uống có đường (bao gồm nước giải khát không cồn, nước trái cây, cà phê, trà, nước uống thể thao, nước tăng lực và nước giải khát có cồn), snack và đồ ngọt (bao gồm các món tráng miệng từ ngũ cốc, các món tráng miệng từ sữa, bánh kẹo, đường, mứt, sirô và lớp phủ lên bề mặt bánh (sweet toppings)).

FDA công nhận rằng đường bổ sung có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, việc ăn các thực phẩm có chứa đủ chất xơ tiêu hóa, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác trở nên khó khăn hơn trong khi vẫn ở mức calorie giới hạn. Những cập nhật trên nhãn sẽ giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về lượng đường bổ sung trong thực phẩm. Người tiêu dùng có thể quyết định giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm chứa đường bổ sung hay không, dựa vào nhu cầu hoặc sở thích cá nhân.

Quy định cuối cùng yêu cầu “bao gồm X g đường bổ sung” được đưa vào phía dưới “đường tổng” nhằm giúp cho người tiêu dùng biết được lượng đường được thêm vào sản phẩm.

4. FDA định nghĩa “đường bổ sung” như thế nào?

Đường bổ sung bao gồm đường được thêm vào trong quá trình chế biến hoặc đóng gói thực phẩm, và bao gồm các loại đường (free, mono- và disaccharide), đường từ sirô, mật ong và đường từ nước ép trái cây hoặc rau củ cô đặc có bổ sung đường (loại nước ép cô đặc vượt quá những gì được mong đợi từ cùng thể tích nước ép trái cây hoặc rau củ 100% cùng loại). Định nghĩa này không bao gồm nước ép trái cây hoặc rau củ cô đặc từ nước ép trái cây 100% được bán cho người tiêu dùng (ví dụ như nước ép trái cây 100% đông lạnh cô đặc) cũng như một số loại đường có trong nước ép trái cây và rau củ, thạch, mứt và các sản phẩm phết lên bề mặt bánh làm từ trái cây (fruit spreads).

Đối với ngành công nghiệp và những người quan tâm đến phiên bản kỹ thuật của định nghĩa, vui lòng tham khảo trang 33980 của Quy định cuối cùng về nhãn giá trị dinh dưỡng.

5. Bạn có sử dụng nhãn mới để cho mọi người biết những gì nên ăn không?

Nhãn giá trị dinh dưỡng được thiết kế để cung cấp thông tin có thể giúp cho người tiêu dùng lựa chọn đúng đắn về thực phẩm họ mua và tiêu thụ. Nó giúp cho người tiêu dùng quyết định những gì thích hợp cho nhu cầu và sở thích của họ và gia đình họ.

6. Tại sao chất béo chuyển hóa (trans fat) vẫn còn trên nhãn nếu FDA đang dần loại bỏ nó ra?

Chất béo chuyển hóa sẽ được giảm xuống nhưng không loại bỏ khỏi thực phẩm, vì vậy FDA sẽ tiếp tục yêu cầu thể hiện nó trên nhãn. Năm 2015, FDA đã ban hành quyết định cuối cùng về các loại dầu được hydro hóa một phần (partially hydrogenated oils - PHOs), nguồn gốc của chất béo chuyển hóa nhân tạo, không được công nhận là an toàn, nhưng quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến chất béo chuyển hóa hiện có trong tự nhiên, vẫn tồn tại trong nguồn cung cấp thực phẩm. Chất béo chuyển hóa có mặt tự nhiên trong thực phẩm từ một số động vật, chủ yếu là động vật nhai lại như bò và dê. Ngoài ra, ngành công nghiệp hiện nay có thể sử dụng một số loại dầu được cấp phép sử dụng như là phụ gia thực phẩm và vẫn có thể kiến nghị FDA về việc sử dụng một số loại PHOs.

7. Tại sao vitamin D và kali được bổ sung vào nhãn giá trị dinh dưỡng mới?

Viatmin D và kali là hai chất dinh dưỡng mà người Mỹ luôn luôn không nhận đủ, theo khảo sát về sự tiêu thụ thực phẩm trên toàn quốc, và khi thiếu hụt, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương, và kali giúp làm giảm huyết áp. Canxi và sắt vẫn tiếp tục thể hiện trên nhãn.

8. Tại sao bạn không cần vitamin A và C nữa?

Vào đầu những năm 1990, chế độ ăn uống của người Mỹ thiếu vitamin A và C, nhưng hiện nay sự thiếu hụt vitamin A và C trong người dân là rất hiếm. Các nhà sản xuất vẫn có thể tự nguyện liệt kê các vitamin này.

9. Nhãn mới trông có khác không?

Bạn vẫn nhận ra nhãn, nhưng chúng tôi đã thực hiện một số cải tiến về định dạng nhằm cung cấp thông tin y tế công cộng quan trọng. Những thay đổi bao gồm:
+ Làm nổi bật chữ “calorie”, “số lượng khẩu phần trên mỗi vật chứa” và “kích cỡ khẩu phần” bằng cách tăng kích cỡ chữ và in đậm lượng calorie và chữ “kích cỡ khẩu phần”.
Yêu cầu các nhà sản xuất công bố lượng thực tế, ngoài phần trăm giá trị hàng ngày, của các vitamin và khoáng chất bắt buộc.
Thêm “bao gồm X g đường bổ sung” trực tiếp bên dưới “đường tổng”.
Thay đổi chú thích phía cuối bảng để giải thích rõ hơn về phần trăm giá trị hàng ngày. Chú thích hiện nay là: “*% giá trị hàng ngày cho bạn biết lượng chất dinh dưỡng trong một khẩu phần thực phẩm góp phần vào chế độ ăn uống hàng ngày. 2000 calorie mỗi ngày được sử dụng để tư vấn dinh dưỡng nói chung.”

10. Tôi nghe rằng một số kích cỡ khẩu phần sẽ lớn hơn thực tế. Điều đó dường như không có ý nghĩa đối với bệnh béo phì.

Một số kích cỡ khẩu phần sẽ tăng lên và một số khác sẽ giảm bởi vì theo luật, kích cỡ khẩu phần phải dựa vào lượng thực phẩm và đồ uống mà mọi người thường tiêu thụ, không phải lượng thực phẩm mà họ nên tiêu thụ. Cơ sở dữ liệu về việc tiêu thụ thực phẩm gần đây cho thấy rằng một số kích cỡ khẩu phần nên sửa đổi. Ví dụ, lượng tham khảo sử dụng để thiết lập một khẩu phần kem trước đây là ½ cốc và hiện nay thay đổi thành 2/3 cốc. Lượng tham khảo sử dụng để thiết lập kích cỡ khẩu phần của soda trước đây là 8 ounce (khoảng 237 ml) và hiện này thay đổi thành 12 ounce (khoảng 355 ml). Lượng tham khảo đối với sữa chua giảm từ 8 ounce (khoảng 227g) xuống 6 ounce (khoảng 170g). Thông tin dinh dưỡng trên nhãn mới sẽ dựa vào các kích cỡ khẩu phần được cập nhật này như vậy nó mới phù hợp với những gì mọi người tiêu thụ thực tế.

11. Khi nào các nhà sản xuất phải thực hiện những thay đổi này?

Các nhà sản xuất sẽ thực hiện những quy định cuối cùng cho đến ngày 26 tháng 7 năm 2018, và các nhà sản xuất có doanh số bán thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đô sẽ có thêm một năm để thực hiện những thay đổi này.

12. Những quy định mới có áp dụng với thực phẩm nhập khẩu không?

Vâng, thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng những quy định cuối cùng này.

Nguồn iph.org.vn


Các tin tiếp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về sữa dạng lỏng có hiệu lực từ đầu tháng 3/2018   (21/8/2017)
Kiểm soát chặt chất lượng muối nhập khẩu   (14/8/2017)
Phòng ngừa và xử trí ngộ độc nấm   (14/8/2017)
Mời tham dự Lớp tập huấn về đo lường đối với lượng hàng đóng gói sẵn   (14/8/2017)
Phê duyệt danh mục thủ tục hành chính rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định của pháp luật   (11/8/2017)
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng   (11/8/2017)
EU thông báo về hàng rào kỹ thuật đối với Bi ô xít và mỹ phẩm   (11/8/2017)
Quy định mới về tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức   (4/8/2017)
Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận   (3/8/2017)
Hướng dẫn mới về công khai ngân sách   (3/8/2017)
Bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ   (27/7/2017)
Nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng cuối năm 2017   (26/7/2017)
MINISO ghi nhãn phụ “đối phó”, không có tem hợp quy: Xử phạt thế nào?   (21/7/2017)
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ   (21/7/2017)
Chấn chỉnh việc thực hiện chưa đúng quy định về minh bạch, tài sản thu nhập   (21/7/2017)
Quy định mới về chế độ công tác phí, chế độ Hội nghị   (21/7/2017)
Bình Thuận thực hiện tốt công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân hàng năm   (13/7/2017)
PTT Vũ Đức Đam: Đổi mới hoạt động TCĐLCL để tăng trưởng bền vững, nâng cao năng suất chất lượng   (10/7/2017)
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 6 tháng cuối năm 2017   (10/7/2017)
Đường hóa học: Hiểu đúng để dùng   (6/7/2017)
Quy định chuẩn mực đạo đức của công chức, người lao động Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận   (6/7/2017)
Quy tắc ứng xử của công chức, người lao động Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận   (5/7/2017)
Các nước thành viên WTO đưa ra tiêu chuẩn mới dành cho xe đẩy và xe nâng trẻ em   (5/7/2017)
Bể bơi mini có thể gây ngộ độc chì, mẩn ngứa cho trẻ   (30/6/2017)
Chấn chỉnh công tác phòng chống tham nhũng   (30/6/2017)
Chi cục TC-ĐL-CL: đề xuất rút ngắn thời gian giải quyết 07 thủ tục hành chính   (27/6/2017)
Chấn chỉnh đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.   (26/6/2017)
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh năm 2017   (14/6/2017)
Từ 1/1/2018, chỉ sản xuất xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95   (14/6/2017)
Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khoá XII) “về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”   (9/6/2017)
Đưa chất khác vào xăng dầu để trục lợi bị phạt tới 100 triệu đồng   (6/6/2017)
Hiểu thêm về gạch bê tông nhẹ   (24/5/2017)
Tổng cục ban hành Quy trình kiểm định Cột đo xăng dầu mới   (24/5/2017)
Hồi chuông cảnh báo Cà phê giả   (16/5/2017)
Văn bản hợp nhất Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ   (11/5/2017)
Tiêu chí chọn nước mắm – gia vị không thể thiếu cho bữa cơm Việt   (11/5/2017)
Lựa chọn nước uống đóng chai phù hợp   (11/5/2017)
Chấn chỉnh đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên   (9/5/2017)
Công khai cá nhân, tổ chức buôn lậu, sản xuất vật tư nông nghiệp giả   (28/4/2017)
Tăng cường kiểm tra giám sát tại các điểm nóng về môi trường   (28/4/2017)
Tác hại của chất vàng ô trong thực phẩm   (27/4/2017)
Cách lựa chọn nước mắm ngon   (27/4/2017)
Nghị định 87/2016/NĐ-CP: Loại bỏ mũ bảo hiểm kém chất lượng trước khi ra thị trường   (24/4/2017)
Cập nhật tiêu chuẩn mới trong quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em   (24/4/2017)
Mở cửa các phòng thử nghiệm, kiểm định đón khách tham quan nhân dịp Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.   (17/4/2017)
Cải cách hành chính và ứng dụng CNTT là 02 tiêu chí quan trọng trong đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm   (14/4/2017)
Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.   (14/4/2017)
Xuất khẩu năm 2017: Tập trung vào ngành hàng thế mạnh   (12/4/2017)
Các sở, ban, ngành và địa phương cần chủ động đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính   (12/4/2017)
Một số kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận   (12/4/2017)
Cơ sở để xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng   (12/4/2017)
Giải bóng đá mini 5 người tranh Cúp Tứ hùng TĐC năm 2017   (12/4/2017)
Thuốc bảo vệ thực vật và vấn đề bảo vệ môi trường   (5/4/2017)
Từ năm 2020, bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với mô tô, xe máy   (5/4/2017)
Hiểu đúng về màu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân   (4/4/2017)
Sẽ có 77 doanh nghiệp được trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia   (28/3/2017)
Tiêu chuẩn mới về Hệ thống quản lý quan hệ hợp tác kinh doanh   (21/3/2017)
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thêm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành   (21/3/2017)
Sản xuất phân bón vô cơ “vào tầm ngắm” từ 15/3   (7/3/2017)
Bổ sung máy móc, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động   (7/3/2017)
Thông tư yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản   (28/2/2017)
Thông tư số 36/2015/TT-BCT (Thông tư 36) về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh có hiệu kể từ ngày 01/01/2017   (28/2/2017)
Lý do nên sử dụng gạch block để xây nhà   (28/2/2017)
40 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật   (23/2/2017)
Hiểm họa khôn lường từ súng đồ chơi   (22/2/2017)
Chính thức loại bỏ thuốc có hoạt chất 2,4 D và Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc BVTV   (20/2/2017)
Soát xét tiêu chuẩn về đánh giá hệ thống quản lý   (14/2/2017)
Viên bột giặt và hiểm họa gây mù mắt ở trẻ em   (13/2/2017)
Quy định ghi nhãn xuất xứ thực phẩm mới của Australia   (9/2/2017)
Công bố 7 phần bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống Việt Nam   (6/2/2017)
Bổ sung chất Cysteamine vào Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam   (6/2/2017)
Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2015, TCVN ISO 14001:2015 và tiêu chuẩn liên quan   (16/1/2017)
Bình Thuận không tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán năm 2017, nghiêm cấm tặng quà tết cho cấp trên dưới mọi hình thức   (11/1/2017)
Năm 2016, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững ổn định   (11/1/2017)
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017   (11/1/2017)
25 hàng hóa bắt buộc phải công bố hợp quy   (29/12/2016)
Kinh doanh gỗ toàn cầu dễ dàng hơn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO   (29/12/2016)
Rà soát toàn diện tiêu chuẩn nước mắm   (23/12/2016)
Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 của Sở KH&CN Bình Thuận   (20/12/2016)
Phạt 4,2 tỷ đồng đối với 629 cơ sở vi phạm trong kinh doanh vàng   (7/12/2016)
Gạch bê tông nhẹ   (2/12/2016)
Thay đổi nhãn giá trị dinh dưỡng   (2/12/2016)
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp   (30/11/2016)
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy   (30/11/2016)
Cam kết trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện công tác cải cách hành chính   (30/11/2016)
Cảnh báo nguy hiểm với đồ chơi hạt nhựa nở Trung Quốc   (30/11/2016)
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan   (21/11/2016)
Đề xuất đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm   (18/11/2016)
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục theo tiêu chuẩn ISO 22301:2012   (14/11/2016)
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong năm 2016   (2/11/2016)
Bán xăng kém chất lượng, doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triệu đồng   (27/10/2016)
Thông tin báo chí kết quả kiểm tra nước mắm   (25/10/2016)
Xử lý sản phẩm phân bón vô cơ sai quy định   (7/10/2016)
Ngày tiêu chuẩn thế giới năm 2016: Tiêu chuẩn – Tạo dựng lòng tin   (3/10/2016)
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt nghị quyết   (29/9/2016)
Chấn chỉnh việc tổ chức các hoạt động phong trào trong giờ hành chính   (29/9/2016)
Hội nghị “Nâng cao kỹ năng truyền thông KH&CN của tỉnh Bình Thuận năm 2016”   (28/9/2016)
Kiểm tra chất lượng và ghi nhãn đổ chơi trẻ em Tết trung thu năm 2016   (22/9/2016)
Thức ăn chăn nuôi phải công bố hợp quy theo QCVN 01-183:2016/BNNPTNT   (22/9/2016)
Chi cục Hưng Yên tham gia học tập kinh nghiệm tại Chi cục Bình Thuận   (22/9/2016)